
Kinh tế xanh ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức
(LĐXH) - Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều tác động tiêu cực và phức tạp từ biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050. Trong bối cảnh đó, phát triển kinh tế xanh trở thành xu thế có tính tất yếu tại mỗi quốc gia. Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam xác định, phát triển kinh tế xanh chính là con đường để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Môi trường làm việc an toàn và lành mạnh là quyền cơ bản của người lao động
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hướng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
- Xây dựng và phát triển không gian hệ sinh thái truyền thông trong giáo dục nghề nghiệp
Đồng Nai: Nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục nghề nghiệp

(LĐXH) - Năm 2023, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt từ 67,05% lên 67,5%. Trong đó, tỷ lệ đào tạo bậc trung cấp trở lên chiếm 26,5%; tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho thị trường lao động.
Để mọi người có công đều được chăm sóc, tôn vinh

(LĐXH)- Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của nước ta. Đó là chính sách đặc biệt, thực hiện cho những đối tượng đặc biệt, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công với cách mạng, tiếp nối truyền thống tốt đẹp và đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc. Suốt chặng đường vừa qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã được chúng ta triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Định hướng hoàn thiện cơ chế kiểm tra thực hiện chính sách độ ưu đãi người có công với cách mạng

(LĐXH) - Trong thời gian đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính nhà nước, triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị (Khóa XIII) và chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 của Chính phủ, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tăng cường công tác kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước, trong đó có lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng là một trọng những nhiệm vụ thường xuyên nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo, phát triển, liêm chính phục vụ nhân dân.
Cơ hội và định hướng cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

(LĐXH) - Việt Nam với tiềm năng và thế mạnh về du lịch luôn coi trọng vai trò, vị trí chiến lược của ngành công nghiệp không khói trong việc phát tiển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm. Chuẩn bị nguồn nhân lực để “vực lại” vị thế của du lịch ở trạng thái bình thường mới đang được các cấp, các ngành quan tâm và có nhiều giải đồng bộ sau hơn 2 năm dịch Covid – 19 hoành hành…
Chất lượng nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

(LĐXH) - Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “…Phải coi chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…”. Đây cũng là mục tiêu mà hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) hướng đến trước yêu cầu mới của sự phát triển của khoa học công nghệ…
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về sử dụng dữ liệu hành chính phục vụ công tác thống kê dân số

(LĐXH) - Ngày 30-11, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế sử dụng dữ liệu hành chính phục vụ công tác thống kê dân số”. Qua đó, nâng cao công tác thống kê dân số để nguồn số liệu đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy về nguồn vốn con người tại Việt Nam.
Trang bị kỹ năng nghề cho thanh niên: Khởi nghiệp và phát triển bền vững

(LĐXH) - Nhằm tiếp tục nâng tầm kỹ năng nghề cho lực lượng lao động trẻ cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như đa dạng hóa các chương trình, hình thức đào tạo, tham dự các kỳ đánh giá kỹ năng nghề… giúp thanh niên chủ động gia nhập thị trường lao động, lập nghiệp và phát triển sự nghiệp... Đó có thể được coi là thông điệp hữu hiệu của mỗi quốc gia trong bối cảnh cả thế giới cùng nỗ lực phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19…
Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn khẳng định vị thế của của người nông dân

(LĐXH) - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ban ngành đã đối thoại trực tiếp với nông dân với chủ đề: “Tiếp sức, hỗ trợ nông dân, phục hồi, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La tổ chức, hơn 500 đại biểu có mặt trực tiếp trong đó 300 nông dân tiêu biểu đại diện cho trên 10,2 triệu hộ hội viên nông dân cả nước và 62 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố…
Lào Cai: Mục tiêu giảm hộ nghèo 3-5%/năm trong giai đoạn 2021-2025

(LĐXH) - Theo kết quả rà soát, hiện nay tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 67.159 hộ, trong đó: số hộ nghèo: 44.355 hộ, chiếm tỷ lệ 25,19% tổng số hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh là 176.060; số hộ cận nghèo: 22.804 hộ, chiếm tỷ lệ 12,75% tổng số hộ.