Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Nâng cao năng lực cho lãnh đạo nữ trong ngành công an
11:42 AM 13/06/2022
(LĐXH)- Sáng 13/6, hội thảo quốc tế về nâng cao năng lực cho nữ cán bộ công an trong các vị trí lãnh đạo đã được tổ chức tại tỉnh Hà Nam cho 40 lãnh đạo nữ trong ngành công an nhân dân của một số tỉnh phía Bắc và Hà Nội.
Sự kiện do Cục Đối ngoại, Bộ Công an chủ trì cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ - UN Women.
Tăng cường vai trò lãnh đạo và chuyên môn của nữ công an nhân dân, để trở thành những người đi đầu trong trong ứng phó với những vấn đề an ninh mới, cũng chính là để tăng cường khả năng thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu các rủi ro trong an ninh.
Điều này đồng thời liên quan đến việc ngăn chặn tội phạm và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, mở rộng khả năng tiếp cận công lý của họ và tạo điều kiện cho việc tiếp cận các dịch vụ có đáp ứng giới cho nạn nhân nữ của nạn buôn bán người, bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục và nạn nhân của tội phạm mạng. Tăng sự đại diện và tham gia của nữ lãnh đạo trong công tác trị an sẽ giảm bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều hoàn cảnh.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Theo báo cáo gần đây về Phụ nữ thực thi pháp luật trong khu vực ASEAN (2020), các nữ cảnh sát phải đối mặt với những thách thức cản trở sự thăng tiến trong nghề nghiệp của họ bao gồm thiếu cơ hội để tích lũy kinh nghiệm hoạt động và kỹ thuật, cũng như khó tiếp cận mạng lưới chuyên môn, sự định kiến và ​​thiên vị của đồng nghiệp nam trong công việc, cùng với sự ưu tiên về vai trò của phụ nữ trong gia đình hơn là trong nghề nghiệp và sự kỳ vọng cao của xã hội vào vai trò và trách nhiệm của họ với tư cách phải vừa làm chủ gia đình vừa là lãnh đạo cơ quan.
Khai mạc hội thảo, ông Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam cho biết: “Bằng chứng cho thấy, tiếng nói và khả năng lãnh đạo của phụ nữ không chỉ tạo ra nhiều sự vượt trội, mà còn mang lại hòa bình bền vững, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cộng đồng và cho quốc gia của họ.
Khi phụ nữ tham gia vào các nỗ lực đàm phán và xây dựng hòa bình và đảm bảo an ninh, các giải pháp sẽ toàn diện hơn, phản ánh những gì một cộng đồng thực sự cần có để phục hồi sau xung đột hay mâu thuẫn. Điều này làm tăng sự đồng thuận của cộng đồng và mang lại nhiều cơ hội tốt hơn để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột hay mâu thuẫn”.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam nhấn mạnh: “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2021-2030 đã mở đường cho các nữ lãnh đạo trong ngành công an dịch chuyển sang quan hệ đối tác bình đẳng hơn với đồng nghiệp nam. Cả hai bên đều sẽ cùng hợp tác để thăng tiến dựa trên nguyên tắc bình đẳng thực chất về nghĩa vụ, về chính sách cũng như sự tôn trọng lẫn nhau trong công việc, đồng thời nỗ lực hướng tới giảm thiểu và xóa bỏ định kiến ​​và phân biệt đối xử trên cơ sở giới, cả tại nơi làm việc và trong gia đình”.
Với sự tăng cường về mặt chuyên môn, các nữ công an sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu gia tăng của công tác trị an có nhạy cảm giới và những loại tội phạm mới nổi như tội phạm trên không gian mạng. Việt Nam có thể biến những cam kết quốc tế và quốc gia về bình đẳng giới và chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa Bình và An ninh thành hành động thực chất./.
Hồng Anh
TAG: Nữ công an bình đẳng giới Tội Phạm bao
Tin khác
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em