Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
12:28 PM 17/01/2018
(LĐXH) - Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện tỉnh Phú Thọ có 52 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 02 đại học, 10 trường cao đẳng, 07 trường trung cấp, 20 Trung tâm và 13 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó: có 11 cơ sở thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý, 21 cơ sở thuộc tỉnh quản lý, 13 cơ sở thuộc cấp huyện quản lý, 07 cơ sở thuộc các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, doanh nghiệp; 45 cơ sở công lập và 7 cơ sở tư thục.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Lao động – Thuong binh và Xã hội, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp tại các huyện, thành, thị thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và bàn giao về Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ, trong đó chủ yếu là dạy nghề cho lao động nông thôn; Chỉ đạo bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với các trường chuyên nghiệp từ Sở Giáo dục - Đào tạo sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Cùng với đó, chủ động rà soát và đề xuất sáp nhập Trường Trung cấp nghề Công nghệ và Vận tải với trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Thọ thành trường Cao đẳng kinh tế - Kỹ nghệ thực hành, sáp nhập Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ với Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ thành mô hình Trường viện, giải thể một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước khi  Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai.
Ông Bùi Đức Nhẫn, Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh Phú Thọ trong chuyến thị sát
Trường Trung học Cơ sở Đồng Sơn, Huyện Tân Sơn, Phú Thọ
Công tác truyền thông, tuyển sinh được đặc biệt quan tâm, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, của thanh niên trong lựa chọn ngành học, nghề nghiệp cho lập thân, lập nghiệp, khắc phục dần tình trạng thất nghiệp sau đào tạo; việc liên kết giữa cơ sở giáo dục  nghề nghiệp với doanh nghiệp có chuyển biến tích cực đã giúp công tác tuyển sinh năm 2017 vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2017, tỉnh đã tuyển sinh được 33.842 người (đạt 164,7% kế hoạch năm). Trong đó, Cao đẳng nghề là 4.754 người (đạt 516,7% kế hoạch); Trung cấp là 4.911 người (đạt 213,5% kế hoạch), sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 24.177 người (đạt 139,5% kế hoạch). Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp là 22.605 người. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt trên 85%.
Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương, tỉnh Phú Thọ tiếp tục rà soát, sắp xếp, giảm đầu mối, lựa chọn ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, không chạy theo số lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh và chuyển đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế, các ngành nghề của tỉnh.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, công tác giáo dục nghề nghiệp của Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau khi sáp nhập, đổi tên còn gặp nhiều lúng túng; cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa hợp lý, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo còn thiếu, lạc hậu, chất lượng đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo còn hạn chế. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ khi lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa được quan tâm đúng mức; nguồn kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề còn hạn chế, thời gian phân bổ kinh phí muộn (tháng 9/2017).
Ngân sách địa phương còn khó khăn, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương để tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp còn hạn hẹp nên việc bồi dưỡng kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, việc tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên gặp khó khăn. Việc triển khai chính sách xã hội hoá về dạy nghề chưa đồng bộ, tỷ trọng đào tạo nghề theo phương thức xã hội hoá còn đạt tỉ lệ thấp. Bên cạnh đó, nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt như dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật (theo đề án số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ), người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma túy, người bị buôn bán trở về, người chấp hành xong án phạt tù....chưa được quan tâm thỏa đáng.
Trước thực trạng trên, tại Hội nghị tổng kết ngành LĐ-TBXH được diễn ra tại Hà Nội ngày 17/1/2018, tỉnh Phú Thọ đã đề xuất một số kiến nghị đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó, tạo thống nhất cơ chế, chỉ tiêu trong tuyển sinh đại học và giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo và việc làm sau đào tạo, hạn chế lãng phí nguồn lực xã hội và ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, cần có chính sách và biện pháp thực hiện quyết liệt việc phân luồng cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT học Trung cấp, Cao đẳng. Hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng viên cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao để nâng cao chất lượng đào tạo nhất là các tỉnh chưa cân đối được ngân sách, khu vực vùng dân tộc, miền núi.

Hà Giang

TIN LIÊN QUAN
TAG: Phú thọ Hội nghị tổng kết Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề án số 1019 Giáo dục nghề nghiệp
Tin khác
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm
Lào Cai: Gần 5.000 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng đầu năm
Đồng Tháp: Gần 5.200 lao động được giải quyết việc làm
“Những bức chân dung từ lụa vụn”: Chung tay “xây nhà mới” cho người khuyết tật làm việc tại Vụn Art
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động
Cần Thơ: Hơn 14.775 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng
Hà Tĩnh: Hơn 1.900 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý I
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024: Nhiều cơ hội việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5