Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Nam Định: Phòng tránh nguy cơ hoạt động mại dâm tại các cơ sở "nhạy cảm"
02:35 PM 25/06/2018
Trong năm 2018, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nam Định tiếp tục thực hiện Dự án thí điểm xây dựng mô hình: “Đảm bảo quyền của người lao động nữ làm công trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, trên địa bàn có tệ nạn mại dâm” tại thị trấn Quất Lâm và triển khai mở rộng mô hình sang các địa bàn trọng điểm về tệ nạn mại dâm.
Năm 2017, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định Dự án xây dựng mô hình “Đảm bảo quyền của lao động nữ trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn có tệ nạn mại dâm”, thời gian thực hiện 4 năm. Mục đích của Dự án là xây dựng, từng bước nhân rộng, trước mắt ưu tiên hỗ trợ các địa bàn trọng điểm về tệ nạn mại dâm triển khai có hiệu quả các nội dung Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016- 2020; tạo điều kiện cho các lao động nữ làm công trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn được đảm bảo đầy đủ các quyền của người lao động, phòng tránh các nguy cơ bị lôi kéo vào các hoạt động mại dâm.
Kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm
Năm 2017, Dự án đã được triển khai tại thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy) với các hoạt động như tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân và phụ nữ địa phương tham gia công tác phòng, chống mại dâm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn về đảm bảo quyền của lao động nữ làm công cho cơ sở. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho lao động nữ làm công trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn. Tạo điều kiện cho lao động nữ làm công trong cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Tăng cường hoạt động kiểm tra liên ngành trên địa bàn.
Hơn 100 chủ kinh doanh và 200 lao động nữ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn được phổ biến các quy định về quản lý hộ tịch, hộ khẩu, lao động tiền lương, kinh doanh có điều kiện, phòng, chống mại dâm… kết hợp tổ chức để chị em tham gia đối thoại chính sách với đại diện ngành Lao động- Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, huyện. Tạo điều kiện cho lao động nữ làm công trong cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó kết hợp tổ chức cho các chủ cơ sở kinh doanh ký cam kết thực hiện trách nhiệm.
Thông qua các hình thức tuyên truyền cán bộ, nhân dân và những người lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn thị trấn Quất Lâm đã được trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa mại dâm, tác hại của tệ nạn mại dâm, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, phòng ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục… Nhóm đối tượng có nguy cơ cao và phụ nữ hoàn lương được tư vấn tâm lý cá nhân, sử dụng các nguồn lực, dịch vụ xã hội ổn định cuộc sống.
Năm 2018, bên cạnh những hoạt động tuyên truyền tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, Dự án tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn các xã, phường, thị trấn có cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
PV
TAG: tệ Nạn Mại dâm Quất Lâm
Tin khác
Quảng Bình: Chú trọng thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Hà Tĩnh: Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Hà Tĩnh: Tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Hà Nội: Thực hiện hiệu quả công tác uỷ thác cho vay vốn tín dụng chính sách
Quận Bắc Từ Liêm: Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách người có công
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công