Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Đắk Lắk: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề
10:42 AM 30/10/2019
(LĐXH) – Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong năm 2018, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 33.914 học sinh sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, trình độ cao đẳng là 1.375 người, Trung cấp 1.418 người, Sơ cấp 15.442 người và đào tạo thường xuyên cho 15.679 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ là 18,23%.
Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk trao cơ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 

Riêng 9 tháng đầu năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo cho trên 22.770 học sinh - sinh viên (đạt khoảng 64,8% kế hoạc hoạch đặt ra), trong đó trình độ Cao đẳng là 676 học viên, Trung cấp là 1.193 học viên, Sơ cấp 9.761 học viên và đào tạo thường xuyên cho 11.140 học viên. Đồng thời, tổ chức 43 lớp đào tạo cho 1.050 lao động nông thông.

Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức thành công Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2018, với sự tham dự của 55 giáo viên đến từ  các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trình giảng, chia làm 05 tiểu ban với có 15 bài thi lý thuyết, 20 bài thi thực hành và 20 bài thi tích hợp.  Kết quả Hội thi có 01 giải Nhất thuộc về Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk, 05 giải Nhì, 05 giải Ba, 16 giải Khuyến Khích.  Ngoài ra, còn có 55 giáo viên có bài tham dự Hội giảng được Ban tổ chức tặng Giấy chứng nhận tham dự và đạt giải tại Hội giảng. Tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia tại Hà Nội với tổng số nghề tham gia: 06 nghề, kết quả: Đoàn Đắk Lắk đạt 02 giải khuyến khích cho nghề Mộc dân dụng của Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên và nghề Thiết kế đồ họa của Trường Trung cấp Đắk Lắk.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc từ ngày 13-22/9/2018 do Bộ Lao động - TBXH tổ chức tại Hà Nội, Đoàn Đắk Lắk có 09 giáo viên của 05 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh dự thi. Kết quả: 01 giáo viên đạt giải 3 (Giáo viên Trần Thị Bích Thùy - nghề Công nghệ thông tin - Trường CĐ Công nghệ Tây Nguyên), 07 giáo viên giải giải khuyến khích trên tổng số 09 giáo viên dự thi. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Đắk Lắk còn tổ chức thành công Hội thi thiết bị đào tạo tự làm Tỉnh Đắk Lắk năm 2019, với 19 thiết bị của 48 tác giả và đồng tác giả tham gia, đưa đoàn tham dự hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc tại Thừa Thiên Huế với 11 thiết bị thi. Kết quả đã có 02 thiết bị đạt giải nhất, 02 thiết bị đạt giải nhì, 02 thiết bị đạt giải ba và 03 thiết bị đạt giải Khuyến khích.

Song song đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội còn tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đặt hàng đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho thanh niên có thẻ học nghề trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật về nghề đào tạo;  phê duyệt Dự án đầu tư ngành, nghề trọng điểm đến năm 2020 của Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk, Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk. Và trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 tầm nhìn 2030 và Kế hoạch thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019, đồng thời hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019.

Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GDNN của địa phương vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Việc kiểm tra, giám sát, thống kê báo cáo theo quy định một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là công tác quản lý đào tạo nghề thường xuyên như: truyền nghề, kèm nghề nên số liệu cụ thể chưa chính xác dẫn đến việc đề ra những giải pháp, phương hướng một số nơi chưa phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương.

Nguồn kinh phí hỗ trợ đối với các cơ sở GDNN công lập còn thấp, nhất là kinh phí hỗ trợ xây dựng, chỉnh lý, biên soạn chương trình, giáo trình chưa đảm bảo, kinh phí hỗ trợ đào tạo tập huấn giáo viên giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn … đã ảnh hưởng không nhỏ đất chất lượng đào tạo và công tác tuyển sinh hàng năm của các đơn vị.

Riêng 9 tháng đầu năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo cho trên 22.770 học sinh - sinh viên (đạt khoảng 64,8% kế hoạc hoạch đặt ra), trong đó trình độ Cao đẳng là 676 học viên, Trung cấp là 1.193 học viên, Sơ cấp 9.761 học viên và đào tạo thường xuyên cho 11.140 học viên. Đồng thời, tổ chức 43 lớp đào tạo cho 1.050 lao động nông thông.

Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức thành công Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2018, với sự tham dự của 55 giáo viên đến từ  các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trình giảng, chia làm 05 tiểu ban với có 15 bài thi lý thuyết, 20 bài thi thực hành và 20 bài thi tích hợp.  Kết quả Hội thi có 01 giải Nhất thuộc về Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk, 05 giải Nhì, 05 giải Ba, 16 giải Khuyến Khích.  Ngoài ra, còn có 55 giáo viên có bài tham dự Hội giảng được Ban tổ chức tặng Giấy chứng nhận tham dự và đạt giải tại Hội giảng. Tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia tại Hà Nội với tổng số nghề tham gia: 06 nghề, kết quả: Đoàn Đắk Lắk đạt 02 giải khuyến khích cho nghề Mộc dân dụng của Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên và nghề Thiết kế đồ họa của Trường Trung cấp Đắk Lắk.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc từ ngày 13-22/9/2018 do Bộ Lao động - TBXH tổ chức tại Hà Nội, Đoàn Đắk Lắk có 09 giáo viên của 05 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh dự thi. Kết quả: 01 giáo viên đạt giải 3 (Giáo viên Trần Thị Bích Thùy - nghề Công nghệ thông tin - Trường CĐ Công nghệ Tây Nguyên), 07 giáo viên giải giải khuyến khích trên tổng số 09 giáo viên dự thi. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Đắk Lắk còn tổ chức thành công Hội thi thiết bị đào tạo tự làm Tỉnh Đắk Lắk năm 2019, với 19 thiết bị của 48 tác giả và đồng tác giả tham gia, đưa đoàn tham dự hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc tại Thừa Thiên Huế với 11 thiết bị thi. Kết quả đã có 02 thiết bị đạt giải nhất, 02 thiết bị đạt giải nhì, 02 thiết bị đạt giải ba và 03 thiết bị đạt giải Khuyến khích.

Song song đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội còn tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đặt hàng đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho thanh niên có thẻ học nghề trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật về nghề đào tạo;  phê duyệt Dự án đầu tư ngành, nghề trọng điểm đến năm 2020 của Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk, Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk. Và trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 tầm nhìn 2030 và Kế hoạch thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019, đồng thời hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019.

Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GDNN của địa phương vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Việc kiểm tra, giám sát, thống kê báo cáo theo quy định một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là công tác quản lý đào tạo nghề thường xuyên như: truyền nghề, kèm nghề nên số liệu cụ thể chưa chính xác dẫn đến việc đề ra những giải pháp, phương hướng một số nơi chưa phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương.

Nguồn kinh phí hỗ trợ đối với các cơ sở GDNN công lập còn thấp, nhất là kinh phí hỗ trợ xây dựng, chỉnh lý, biên soạn chương trình, giáo trình chưa đảm bảo, kinh phí hỗ trợ đào tạo tập huấn giáo viên giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn … đã ảnh hưởng không nhỏ đất chất lượng đào tạo và công tác tuyển sinh hàng năm của các đơn vị.

Vương Linh

TAG: Đắk Lắk : Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề
Tin khác
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp