Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
10 năm thực hiện hiệu quả Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Nam
04:02 PM 26/10/2020
(LĐXH)-Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Thủ trướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 được Hà Nam triển khai trong hoàn cảnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ.

Nghề kỹ thuật chế biến món ăn được rất nhiều lao động nông thôn đăng ký học

Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 05 Trường cao đẳng công lập; 05 Trường trung cấp; 05 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc các huyện, thị xã; 06 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp khác. Trong đó, có 05 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đã được tỉnh phê duyệt hỗ trợ đầu tư thực hiện Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đây là điều kiện cần để giúp tỉnh triển khai hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Bên cạnh đó, Tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” từ cấp tỉnh, cấp huyện đến các xã để chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các hoạt động của Đề án tại địa phương theo nhiệm vụ của từng cấp. Ban chỉ đạo tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban và 15 thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành liên quan.

Dạy nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y cho lao động nông thôn

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề để giúp tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh ban hành các vản bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể: Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17/CT-TU ngày 11 tháng 7 năm 2010 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26 tháng 10 năm 2011 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 25 tháng 3 năm 2016 quy định mức học phí từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 tại các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc tỉnh quản lý; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”; Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 Quy định mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam;…

Sau khi tham gia các lớp may công nghiệp, nhiều lao động nông thôn ở Hà Nam đã có việc làm và thu nhập ổn định.

Theo đó, ngoài việc được hưởng các chính sách, hỗ trợ chi phí đào tạo, lao động nông thôn của Nhà nước, tỉnh đã có chính sách đối với người học và giáo viên. Đối với người học, lao động nông thôn học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định tại các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 Quy định mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Lao động nông thôn sau học nghề được ưu tiên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương theo quy định; được giúp tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề. Các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, nhà giáo được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đều chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo, đồng thời yêu cầu các đơn vị rà soát, đề xuất bổ sung danh mục ngành, nghề đào tạo cho lao động nông thôn; mức chi phí, thời gian đào tạo đối với từng nghề, đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động. Đến nay, tỉnh đã phê duyệt danh mục 42 nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn (bao gồm 14 nghề nông nghiệp, 28 nghề phi nông nghiệp); đồng thời ban hành quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo đối với từng ngành nghề. Cùng với đó trong giai đoạn 2010 - 2015, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã sử dụng chương trình đào tạo các nghề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời thường xuyên rà soát, cập nhật, điều chỉnh hàng năm. Giai đoạn 2016 - 2020, các cơ sở đào tạo đã chủ động xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình 21 nghề đào tạo cho lao động nông thôn, bao gồm 09 nghề nông nghiệp và 12 nghề phi nông nghiệp. Giai đoạn 2010 - 2020, các cơ sở đào tạo nghề cũng đã cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, tham gia học thạc sỹ chuyên ngành.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thu hút được đông đảo bà con, người lao động ỏ nông thôn tham gia học nghề, tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Tuyên truyền phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả tại các địa phương; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí cho lao động nông thôn trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố, các báo, in tờ rơi, tuyên truyền thông qua các Hội đoàn thể. Cụ thể, đã tổ chức các hội nghị quán triệt các nội dung của Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Hà Nam; Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án và các văn bản khác chỉ đạo, hướng dẫn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 100% cán bộ chủ chốt các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn; In, cấp phát 41.523 tờ rơi “Những điều cần biết về dạy nghề cho lao động nông thôn” tuyên truyền tới người dân; 13.250 quyển “Chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn” và "Tài liệu tuyên truyền trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Trong giai đoạn 2010-2020, các huyện, thị xã, thành phố đã tư vấn học nghề và việc làm cho 64.815 lao động nông thôn…

Các cơ sở đào tạo đã phối hợp với doanh nghiệp may để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trong những năm qua, các huyện, thị xã, thành phố cũng đã triển khai nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình đào tạo nghề may công nghiệp tại các huyện: Duy Tiên,  Lý Nhân, Thanh Liêm. Các cơ sở đào tạo đã phối hợp với doanh nghiệp may để tổ chức đào tạo, từ đó đã giúp người lao động sau đào tạo đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và được doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc. Hay Mô hình đào tạo nghề thêu ren: tại làng nghề Thêu ren Lê Hồ, Đồng Hóa, Tân Sơn, Nguyễn Úy, Tượng Lĩnh, Hoàng Tây (huyện Kim Bảng); làng nghề Thêu ren An Hòa (huyện Thanh Liêm); Mô hình nuôi cá nước ngọt tại xã Nhân Nghĩa, mô hình trồng bưởi tại xã Chân lý (huyện Lý Nhân); Mô hình đào tạo nghề trồng và nhân giống nấm, trồng rau hữu cơ, trồng lúa năng suất cao, trồng hoa, cây cảnh; Mô hình đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống: Mây giang đan, xâu chiếu trúc. Hầu hết các cơ sở dạy nghề tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để lựa chọn nghề đào tạo cho phù hợp. Sau đào tạo, người lao động đã vận dụng được kiến thức, kỹ năng được học vào sản xuất, kinh doanh; tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn.

Có thể nói, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 10 năm qua ở Hà Nam đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các Bộ, ngành liên quan, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và của cấp ủy, chính quyền địa phương;

Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2010 - 2020 theo chính sách của “Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” là 29.052 người, bao gồm: Học nghề nông nghiệp: 10.317 người; Học nghề phi nông nghiệp: 18.735 người. Số người được vay vốn hỗ trợ sản xuất sau học nghề: Tính đến thời điểm báo cáo, tổng dư nợ cho vay vốn giải quyết việc làm đối với những người sau học nghề là 137.333 triệu đồng, doanh số cho vay từ  2010 - 2020 là 306.109 triệu đồng, tạo việc làm cho 13.376 lao động,

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 85%. Giai đoạn 2010 - 2020, số lao động được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ tuyển dụng: 10.427 người; số lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm: 3.556 người; số lao động tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập tăng lên: 11.899 người; số lao động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất/ nhóm sản xuất: 65 người; số hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo: 590 hộ; số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có thu nhập khá: 5.180 hộ. Qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Nam luôn được dựa trên nhu cầu thực tế ở địa phương

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn còn tình trạng người lao động chưa chủ động đăng ký tham gia học nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Kinh phí thực hiện Đề án còn hạn chế, nhiều địa phương chưa bố trí được ngân sách hoặc lồng ghép với nguồn vốn từ các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội khác. Chưa huy động được nguồn lực doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong thời gian tới, tỉnh Hà Nam tiếp tục gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế - xã hội khác. Thể chế hóa kịp thời và áp dụng đầy đủ cơ chế, chính sách đã được Trung ương ban hành, đồng thời vận dụng, bổ sung thêm các cơ chế, chính sách đặc thù theo tình hình, khả năng ngân sách của địa. Thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh việc huy động nguồn lực từ xã hội hóa, từ doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhân rộng các mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững./.


Trần Thị Mỹ Hạnh

 

 


TAG: đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam
Tin khác
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm
Lào Cai: Gần 5.000 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng đầu năm
Đồng Tháp: Gần 5.200 lao động được giải quyết việc làm
“Những bức chân dung từ lụa vụn”: Chung tay “xây nhà mới” cho người khuyết tật làm việc tại Vụn Art
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động