Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Lào Cai: Hiệu quả trong điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
06:24 PM 03/07/2019
(LĐXH)-Trong những năm qua, tại Lào Cai, Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã đạt được nhiều kết quả tốt, được cộng đồng xã hội tin tưởng, đánh giá cao.
Mô hình xã hội hóa điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Methadone chính thức được tỉnh Lào Cai tổ chức thí điểm vào tháng 10/2013, tại thành phố Lào Cai. Mô hình này do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý nhiều người nghiện được có thêm sự lựa chọn hình thức cai nghiện.
Hằng năm, tại 02 Cơ sở điều trị bằng thuốc methadone xã hội hóa thường xuyên duy trì và tiếp nhận mới điều trị cho 370-400 bệnh nhân. Tham gia điều trị tại các cơ sở này, mỗi bệnh nhân chỉ đóng góp 300.000 đồng/tháng. Qua 4 năm triển khai thực hiện mô hình, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội đã được thấy rõ. Năm 2015 , trong dịp đánh giá sơ kết giữa kỳ, UBND tỉnh đã quyết định cho nhân rộng thêm 16 cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc Methadone điều trị cho 1.500 người.
Đối tượng cai nghiện thử liều methadone tại cơ sở điều trị huyện Sa Pa
Kết quả, tỷ lệ người sử dụng Methanone thay thế chất ma túy có việc làm khá cao. Trước đó, không ít bệnh nhân suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chỉ qua 6 tháng dùng Methadone, sức khỏe người bệnh hồi phục tốt, đồng thời giúp cải thiện được cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và tìm được việc làm có ích cho gia đình. Nhiều bệnh nhân cho biết, sau khi điều trị Methadone, họ không còn nhu cầu sử dụng heroin nữa. Tỉ lệ người điều trị đi vào duy trì đạt trên 70%. Qua tự đánh giá của bệnh nhân tham gia điều trị tại các mô hình nhận thấy rằng khi tham gia điều trị bằng thuốc Methadone bệnh nhân không tái sử dụng ma túy là rất cao với mức điểm đạt 8,9/10 điểm; sức khỏe của các bệnh nhân được cải thiện rất tốt đạt 8,1/10 điểm; có lối sống lành mạnh hơn đạt 8,1/10 điểm, gần gũi với cộng đồng, tự tin hơn không bị kỳ thị đạt 7,9/10 điểm; ngừng điều trị tự nguyện là 13%, ngừng điều trị bắt buộc là 28,4%, tử vong là 1,8% (theo đánh giá độc lập của Đại học Y Hà Nội từ tháng 5-10/2017).
Bên cạnh đó, việc điều trị mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Cụ thể, khi 1.500 người điều trị tự nguyện bằng thuốc thay thế đã giảm chi gần 30 tỷ đồng/năm ngân sách. Đồng thời 70% số người điều trị thay thế bằng thuốc Methadone vào duy trì, thì không tiêu tốn 200.000 đến 300.000 đồng mỗi ngày cho mua ma túy, đỡ thiệt hại kinh tế cho bản thân, gia đình. Nhiều người trong số họ đã lao động sản xuất được, mang lại thu nhập khá, mua sắm được tài sản, phương tiện, cải thiện cuộc sống. Ấn tượng trong năm 2018, có 37 hộ gia đình người nghiện tham gia điều trị được vay vốn theo Quyết định 29/TTg với tổng số tiền vay hơn 1 tỷ đồng.
Theo thống kê mới nhất, trong 6 tháng đầu năm 2019, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã tiếp nhận 66 bệnh nhân vào điều trị mới, tổ chức khám cho hơn 6.500 lượt bệnh nhân và duy trì điều trị, cấp phát thuốc cho 389 bệnh nhân đang điều trị và không để xảy ra sai sót chuyên môn, trong đó có 300 bệnh nhân trong giai đoạn duy trì.
Cơ sở đã tổ chức nhiều buổi tư vấn nhóm, cung cấp các kỹ năng dự phòng tái nghiện, phòng tránh nguy cơ cao; tư vấn giảm liều cho các nhóm bệnh; thực hiện tốt công tác phối hợp để duy trì việc điều trị cho bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, không để xảy ra mất an toàn, an ninh trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, cơ sở cũng đã thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm cho 100 bệnh nhân, hỗ trợ vay vốn theo Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy…, giúp họ có công ăn việc làm ổn định, mở được các mô hình quán ăn, trang trại chăn nuôi gia đình.
Theo thống kê, có tới 295 bệnh nhân đang điều trị, hiện đã có công việc cho thu nhập tốt, ổn định, tuy nhiên, vẫn còn hơn 90 bệnh nhân hiện chưa có việc làm ổn định, hoặc làm bán thời gian do tuổi cao, bệnh tật. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu vay vốn theo Quyết định 29, nhưng thời điểm hiện tại, quyết định này vẫn chưa tiếp tục được triển khai nên gặp không ít khó khăn./.

Mỹ Hạnh
 
TAG: tỉnh Lào Cai điểm cấp phát thuốc Methadone Mô hình xã hội hóa điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Methadone tại Lào Cai Người nghiện Cai nghiện
Tin khác
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em