Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Kỹ năng mềm: Một trong những yếu tố cần thiết trong các trường đại học
01:05 PM 28/05/2021
(LĐXH) - Ngày nay, các trường đại học chủ động đưa chương trình “Kỹ năng mềm” vào chương trình đào tạo, môn học chính quy, xem Kỹ năng mềm như là một trong những chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.
Diễn giả Hoàng Đức Bảo thuyết trình tầm quan trọng kỹ năng mềm với sinh viên trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Kỹ năng mềm (soft skills) là một dạng trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence Quotient - EQ), thường dùng để chỉ hành vi ứng xử của con người trong một tình huống giao tiếp nào đó, từ đó thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm sống của mỗi người. Kỹ năng mềm thường bao gồm các đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ giao tiếp, cách làm việc hay cách thức tương tác với mọi người xung quanh.
“Kỹ năng mềm” đã mở ra một trang mới rộng hơn, thú vị hơn qua quá trình đúc kết kinh nghiệm thực tế, là thang đo đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp trong thời đại cạnh tranh; đây là bí quyết của người làm việc có thu nhập cao; là tài liệu tham khảo của doanh nhân, nhà quản lý; là bệ phóng và cũng là hành trang vững chắc vào đời cho sinh viên cao đẳng, đại học, học viên sau đại học.
Ngày nay, thực tế đã cho thấy thành công của một số doanh nghiệp tại Việt Nam, người đứng đầu luôn có vị thế cao do vận dụng tốt các kỹ năng mềm trong công việc. Dân tộc Do Thái nổi tiếng là một dân tộc thông minh nhất thế giới, bí ẩn nhất thế giới. Họ đã từng có một thời gian dài không quốc gia, không chính phủ, không quyền lực, bị nô dịch, bị kỳ thị, bị bức hại, bị buộc phải lưu lạc tha phương nhưng họ đã dựa vào trí tuệ và kỹ năng để đạt được khối tài sản khổng lồ về sự giàu có. Trong kinh doanh, dân tộc Do Thái được thế giới thán phục và công nhận qua việc dành được chiếc vòng nguyệt quế “Doanh nhân số một thế giới”. Kỹ năng kinh doanh và uy tín chính là công cụ tạo nên điều kỳ diệu đó.
Trong những năm gần đây, chúng ta thường nghe hai từ “kỹ năng” hay được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, các chương trình đổi mới về giáo dục, tuyển dụng. Tuy nhiên, việc “trang bị kỹ năng” tại các trường học vẫn còn dừng lại ở giai đoạn ‘KHẨU HIỆU” và việc áp dụng kỹ năng học được ở giảng đường cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả. Các trường đại học vẫn còn nhiều suy tư trong việc giải bài toán về trang bị “kỹ năng mềm” cho sinh viên.
Phương pháp: Học tại trường – Thực tế - Tự học, trường  Đại học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Do đó, việc đào tạo kỹ năng mềm đòi hỏi phải có một chiến lược và phương pháp tiếp cận phù hợp, nhằm tạo nên những công dân tích cực và hoàn thiện. Đó chính là một lối ứng xử mới cho xã hội 4.0 hiện nay, có thể 5.0 hay 6.0 sắp tới. Nói cách khác, khi chúng ta nắm được chìa khóa để mở vào thế giới “kỹ năng mềm”, lúc đó chúng ta có được hành trang tự tin, chủ động để hòa nhập với thời đại. Hơn thế nữa đó chính là sự đóng góp tích cực vào tiến bộ chung của xã hội.
Khoa Môi trường, Đại học Khoa học – Đại học Huế từ năm 2015 đã đưa môn kỹ năng mềm vào trong mô hình đào tạo để giảng dạy, ứng dụng thực tiễn giúp các em sinh viên được học ngay còn khi ở ghế nhà trường. Khoa đã phối hợp với các doanh nghiệp có uy tín để tổ chức nhiều hội thảo về “Kỹ năng định hướng nghề nghiệp”, kỹ năng mềm trong học tiếng anh, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng mềm chìa khóa để thành công...
Việc lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm này nhằm đào tạo nhân lực ngành khoa học môi trường đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giúp sinh viên hội nhập ngay với môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay khi vừa tốt nghiệp.
TS. Đường Văn Hiếu – Trưởng khoa Môi trường chia sẻ: Đây là tâm huyết của chúng tôi cũng như các giảng viên trong khoa và là mục tiêu định hướng của khoa, nhằm giúp các em sớm nhận thức và trao dồi kỹ năng, tạo tiền đề động lực giúp các em tốt hơn khi mới ra trường. Kết quả là với việc học tốt chuyên môn cùng với những kỹ năng được đào tạo cần thiết sẽ góp phần giúp cho sinh viên lúc ra trường gặp nhiều thuận lợi trong quá trình gặt hái sự thành công cũng như hòa nhập tốt hơn với xã hội hiện đại. Hiện nay, nhà trường đã đưa môn kỹ năng mềm vào đào tạo chính quy và là môn học bắt buộc với 2 tín chỉ.
Đào tạo nhân lực ngành khoa học môi trường đáp ứng nhu cầu thực tiễn, khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
Theo PGS.TS Trần Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Quản lý Tài nguyên Môi trường và Biến đổi Khí hậu, khoa Môi trường, Đại học Khoa học – Đại học Huế): Chúng ta nên giảm bớt phần lý thuyết hàn lâm, phát triển các chương trình đào tạo mở, tạo điều kiện thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới và khuyến khích sự sáng tạo của người học. Thực hiện đánh giá thường xuyên và kiểm định chương trình đào tạo chúng ta nên chú trọng yêu cầu phát triển năng lực hành nghề, nghề nghiệp, tăng cường năng lực hành động và thích ứng nhanh với những biến đổi trong lao động nghề nghiệp (định hướng, nghiên cứu và thực hiện hành động..)
Kết quả là sau 6 năm áp dụng đưa kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo, khoa Môi trường - Đại học Khoa học đã có một thế hệ sinh viên ra trường đạt được thành công nhất định nhờ biết vận dụng kiến thức, kỹ năng và nắm bắt cơ hội. Chị Mai Thị Thùy Lan (cựu sinh viên K37 khoa Môi trường) hiên đang công tác tại công ty TNHH Hong Qiao Garment Accessories tâm sự: Khi ra trường đi làm mới thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm như thế nào và rất cần thiết trong công việc. Người làm việc ngoài kiến thức chuyên môn nếu có kỹ năng mềm tốt thì cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của người đó rất nhanh.
Đối với Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, đã đưa kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo như một môn học chính quy, bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức rất nhiều các buổi tọa đàm và giao lưu doanh nghiệp liên quan đến kỹ năng mềm. Các buổi tọa đàm giúp cho sinh viên khởi động ngay lộ trình đến với công việc mơ ước bằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân và thiết lập mục tiêu dài hạn cho cuộc đời. Lồng ghép các chương trình talk show “kỹ năng mềm” vào các buổi sinh hoạt cộng đồng để tích lủy điểm rèn luyện. Nếu không được chỉ dẫn kỹ năng mềm cho các bạn trẻ, đặc biệt trong khối ngành nghề kỹ thuật sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc định vị bản thân sau khi ra trường.

Sinh viên trường Đại Học Bách khoa – Đại Học Đà Nẵng tự tin đặt câu hỏi để tìm hiểu về Kỹ năng mềm

Còn đối với Đại học Thủ đô Hà Nội, ngoài việc tổ chức các hoạt động rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên, hoạt động ngoại khóa về kỹ năng mềm cũng đặc biệt được coi trọng. Bởi lẽ, để quá trình học nghề đạt kết quả, người học cần có khả năng thích ứng và khả năng này phải được thể hiện như một năng lực thật sự, mang tính ổn định, tạo ra những phản ứng vô cùng linh hoạt của cá nhân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Năng lực này được thể hiện ở sự vững vàng và sẵn sàng của cá nhân khi tham gia vào hoạt động lao động nghề nghiệp thực sự sau này. Muốn thích ứng nghề hiệu quả, SVSP cần rèn luyện tích cực các năng lực, kĩ năng (KN) nghề, trong đó phải kể đến việc rèn luyện các “KN mềm” trong hoạt động HT – RLNN. Ngoài ra , kỹ năng mềm cần phải rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng đó, mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm.

Sinh viên ngành Sư phạm Mầm non – trường Đại học Thủ đô Hà Nội tham gia biểu diễn tại tọa đàm kỹ năng mềm
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Duy Tân cũng luôn có nhiều tâm huyết, trăn trở đối với các chủ đề cho các buổi ngoại khóa kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhà trường có quan điểm, sinh viên và trường đại học luôn có mối quan hệ HỮU CƠ gắn kết với nhau. Trường đại học đào tạo tốt, hiệu quả mới tạo ra các bác sĩ, kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư, nhà thiết kế đích thực.
Bên cạnh đó, sinh viên đã tốt nghiệp đạt được nhiều thành công chính là cách tạo thương hiệu đào tạo tốt nhất của nhà trường. Qua những nỗ lực không ngừng phát triển về chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, để đào tạo ra đội ngũ cán bộ công nhân viên chất lượng được xã hội tin tưởng trong thời gian qua. Ban giám hiệu trường Đại học Duy Tân luôn quan tâm đào tạo về “Tâm” và “Đức”, kỹ năng mềm cho sinh viên đạt được nhiều thành quả trong nhiều năm qua. Nhằm đảm bảo cho mỗi sinh viên đào tạo đủ mọi kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể tiếp cận các cơ hội việc làm tốt nhất ngay khi tốt nghiệp.
Talkshow của KTS. Võ Trọng Nghĩa tại khoa Kiến trúc và MTUD, trường Đại học Duy Tân
Không chỉ các trường đại học quan tâm kỹ năng mềm, trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, các nhân viên, cán bộ công chức, viên chức… ngoài việc chú trọng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng không thể bỏ qua như kỹ năng giao tiếp. Nếu mỗi người đều hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự sẽ tạo nét văn hóa riêng cho mỗi công sở, qua đó góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị, giúp nhân viên, lãnh đạo trong các cơ quan đơn vị có thêm thông tin bổ ích để tạo sự tự tin khi giao tiếp, xây dựng giá trị bản thân.
Buổi học kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tại Công ty TNHH Bánh Đông Lạnh BakeUp, thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp lớn mà còn với các doanh nghiệp SMEs. Với việc thành thạo các kỹ năng mềm, nhân viên sẽ sớm hoàn thành công việc được giao nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trong cuộc chạy đua với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh, yếu tố cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kỹ năng mềm được xem là chìa khóa mở ra bước ngoặt mới, giúp con người hướng đến thành công nhanh hơn.
Bởi vậy kỹ năng mềm đó là chuẩn đầu ra, đó là nhu cầu thực tiễn, đó là tương lai của các trường đại học, doanh nghiệp... vị thế tìm đến một “tác phẩm” chuyên ngành, tìm đến một “bức tranh” sinh động để tham khảo chuẩn mực cho kỹ năng mềm là điều cần thiết cho giáo dục hiện nay.

Bảo Hoàng

TIN LIÊN QUAN
TAG: kỹ năng mềm trường đại học đào tạo GIáo dục Nghề Nghiệp bao
Tin khác
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành  kiểm định chất lượng 10 chương trình đào tạo
Thái Nguyên: Tăng cường công tác thể dục, thể thao trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cần Thơ chú trọng công tác giáo dục nghề nghiệp
Úc và Việt Nam hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
Giải bóng đá học sinh sinh viên trường Cao đẳng Quảng Nam – Tạo nền tảng thể lực để kiến tạo tương lai
Màn chào sân ấn tượng của những ngành học mới tại Ngày hội Tuyển sinh Bách khoa
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố mức điểm sơ tuyển năm 2024 theo phương thức xét tuyển học bạ và ĐGNL
TP.HCM: Gần 790 thí sinh dự tranh tài tại Hội thi Học sinh, sinh viên giỏi nghề lần thứ 15
Thừa Thiên Huế: Tạo đột phá về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững