Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Krông Pắc: Nhiều kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo
01:51 PM 14/08/2019
(LĐXH) – Krông Pắk là huyện nằm ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk, toàn huyện có 15 xã, 01 thị trấn với 284 thôn, buôn, tổ dân phố, dân số trung bình của huyện có khoảng 218.479 người. Diện tích toàn huyện có 62.581 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 43.699 ha, đất lâm nghiệp là 4.208 ha và diện tích đất chưa sử dụng 6.973 ha. Nhìn chung điều kiện địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cao nguyên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Mô hình trồng cà phê góp phần giảm nghèo hiệu quả tại địa phương

Thực hiện các chương trình, nghị quyết, kế hoạch mục tiêu giảm nghèo của Bộ LĐ-TB&XH và sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sở LĐ-TB&XH, Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện Krông Pắk đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện, tổ chức thực hiện công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng giai đoạn theo quy định và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo báo cáo của  Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện  Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk,  tính đến cuối năm 2018, toàn huyện có 4.246 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 8,54% dân số, đạt 100,33) và 2.093 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 4,21% dân số), đạt 120% chỉ tiêu giảm nghèo so với Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.  

 Theo đó, trên cơ sở chỉ tiêu giảm nghèo được tỉnh giao, UBND huyện Krông Pắk đã giao trách nhiệm cho Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện triển khai và giao chỉ tiêu đến các xã, thị trấn ngay từ đầu năm 2018. Ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến các xã, thị trấn chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn để xác định các đối tượng thụ hưởng chính sách; huyện cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng.  Bên cạnh đó, trong những năm qua huyện không ngừng chăm lo phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, sản xuất nông nghiệp, nông thôn mới đến các chương trình hỗ trợ giúp người dân vay vốn, tăng gia sản xuất,sửa chữa nhà ở, ổn định đời sống. . Đặc biệt, huyện đã triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình giảm nghèo của Chính phủ như chương trình 132, 134, 135, 167, 168...cũng góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống bà con ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn xã..

Về chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo, trong năm 2018, Ngân hàng chính sách xã hội huyện cũng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các hội, đoàn thể hướng dẫn, xác nhận và cho các tổ vay vốn, các hộ nghèo cận nghèo tại các xã. Kết quả, trong năm 2018 phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho gần 4.000 hộ gia đình là hộ nghèo và cận nghèo vay ưu đãi với số tiền hơn 102 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện cũng thực hiện tốt công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, số hộ nghèo, cận nghèo của các xã đã đều được cấp Bảo hiểm y tế (BHYT). Trong năm 2018 đã cấp hơn 71.000 thẻ bảo hiểm cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung, người nghèo nói riêng thường xuyên cũng được Đảng bộ, chính quyền các cấp quan tâm như tổ chức khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo, đồng thời thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế đối với người nghèo.

Cùng với đó, tổ chức phối hợp với Trạm khuyến nông tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho bà con nông dân trên địa bàn huyện với 10 lớp gồm: Kỷ thuật trồng, chăm sóc cây điều; kỷ thuật trồng, chăm sóc lúa lai; kỷ thuật chăn nuôi bò; kỷ thuật trồng, chăm sóc cây bơ có 500/350 KH học viên tham gia đạt 149,24%. Song song đó, công tác giải quyết việc làm năm 2018 cũng đã thực hiện một cách hiệu quả như đã giải quyết việc làm mới cho 3.261/2.185 lao động KH đạt 149,24%; Xuất khẩu lao động 44/38 KH đạt 115,79%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 47/47 KH đạt 100%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 39/39% KH đạt 100%.

Ngoài ra, Uỷ ban MTTQVN và các hội đoàn thể cũng đã triển khai nhiều chương trình, ra lời kêu gọi, vận động các ban, ngành, đoàn thể, các tập thể cá nhân, các doanh nghiêp, các cá nhân trên địa bàn cả trong và ngoài huyện về việc huy động Qũy “ Vì người nghèo” đến nay đã đã vận động hơn 1,3 tỷ đồng quỹ vì người nghèo; trong đó đã hỗ trợ xây dựng 51 nhà đại đoàn kết tặng các hộ nghèo. Về thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo theo chương trình 167 (giai đoạn 2) trong năm 2018, theo kế hoạch sẽ thực hiện xây dựng 320 nhà cho các đối tượng hộ nghèo trên toàn huyện; Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công và người nghèo.

Theo lãnh đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Pắk, thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu giảm nghèo đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tại địa phương. Các chính sách, chế độ được triển khai đồng bộ, với nhiều giải pháp đem lại hiệu quả hữu hiệu, người nghèo từng bước được cải thiện về đời sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng giúp họ tự mình nỗ lực vươn lên, tạo cơ hội thoát nghèo bền vững. Hướng đến mục tiêu giảm nghèo và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bà con vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đã được thực hiện.

Điển hình như việc UBND huyện Krông Pắc cấp 8.800 cây giống Mít siêu sớm cho 40 hộ gia đình nghèo và đầu tư 500 triệu đồng của chương trình 135 thực hiện mô hình giảm nghèo tại xã Ea Yiên, nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương bằng cách xây dựng các mô hình như nuôi bò sinh sản, trồng cỏ nuôi bò, cải tạo vườn tạp… Cụ thể, tại buôn Kon Hring, để xây dựng mô hình giảm nghèo, trong năm qua các phòng ban của huyện đã hỗ trợ 3 cái giếng cho 3 cụm dân cư để lấy nước sinh hoạt, tưới cà phê cho 15 hộ dân; hỗ trợ cho 10 hộ nghèo tại buôn 10 con bò cái sinh sản và chuồng bò; xây dựng 5 mô hình trồng cỏ nuôi bò cho 5 hộ tại buôn…

Hiện nay, các chương trình hỗ trợ hộ nghèo của buôn đã bước đầu cho hiệu quả khả quan. Đơn cử như hộ anh Y Niệp Byă với mô hình nuôi bò cái sinh sản. Anh Niệp cho biết, cuối năm 2017, gia đình anh được hỗ trợ 1 con bò cái trị giá 18 triệu đồng và 3 triệu đồng làm chuồng để giảm nghèo. Đến nay bò đã có bầu, gia đình anh có thêm nguồn vốn để có thể thoát nghèo trong tương lai. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền cùng nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Ea Yiêng đã có một số chuyển biến tích cực. Tính đến nay, trên địa bàn xã Ea Yiêng số hộ nghèo còn 61,3% (tính theo chuẩn nghèo mới), giảm 4,5% so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của huyện Krông Pắk, bên cạnh những kết quả đã đạt được,  công tác giảm nghèo của địa phương vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: một số chính sách, dự án về giảm nghèo chưa đạt kế hoạch đề ra,  nguồn vốn vay cho hộ nghèo còn hạn chế so với nhu cầu thực tế nên rất nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi này dẫn đến thiếu vốn sản xuất. Việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo diễn ra chậm dẫn đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa kịp thời và hiệu quả chưa cao.

Vương Linh  

TAG: Krông Pắc: Nhiều kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo
Tin khác
 Nữ Bí thư Chi đoàn tận tâm với hoạt động tín dụng chính sách
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và giám sát đánh giá
Ninh Bình: Tăng cường công tác trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội
Tháo gỡ vướng mắc trong số hóa chi trả an sinh xã hội cho người dân
Nâng cao công tác truyền thông về BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng mới Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về người khuyết tật
Trà Vinh: Một số kết quả trong công tác lao động, người có công và xã hội tháng 2/2024
Bạc Liêu: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin