Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Kiên Giang chủ động các kế hoạch về bình đẳng giới trong thời gian tới
12:41 PM 04/11/2019
(LĐXH) - Với những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, thời gian tới, Kiên Giang sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ cũng như có những giải pháp đồng bộ hiệu quả...
Kiên Giang đã có những kế hoạch và giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện công tác bình đẳng giới có hiệu quả
Những năm gần đây, Kiên Giang luôn chủ động triển khai công tác nâng cao năng lực thực hiện công tác BĐG, thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn của các ngành về nội dung phòng ngừa ứng phó bạo lực trên cơ sở giới, nghiệp vụ BĐG, gia đình, phụ vận; kỹ năng họat động VSTBCPN; tập huấn các chương trình, mô hình, dự án, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, triển khai thi hành Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015… Chỉ tính trong năm vừa qua, tỉnh đã tổ chức35 lớp có 3.485 người dự; 05 thành viên Ban VSTBCPN cấp tỉnh dự tập huấn do Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức tại tỉnh Bình Dương.
Tiếp đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo việc thực hiện pháp luật về BĐG, năm qua, các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện Luật BĐG, chính sách pháp luật liên quan đến phụ nữ và VSTBCPN, đánh giá việc triển khai các mục tiêu BĐG giai đoạn 2016-2020… được 12 cuộc kiểm tra, giám sát do Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Hội LHPN, Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Kiên Giang cũng còn một số khó khăn do bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác BĐG và VSTBCPN làm việc kiêm nhiệm, kiến thức chuyên môn về giới, kỹ năng lồng ghép giới chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, nhất là ở cơ sở. Việc thống kê, tách biệt số liệu về giới trong triển khai thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên dẫn đến việc đánh giá kết quả thực hiện công tác này còn hạn chế ở một số địa phương. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm có tăng lên, nhưng lao động nữ vẫn chiếm số đông ở lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp và việc làm thiếu ổn định.
Tiếp đó, đội ngũ cán bộ công chức viên chức nữ đã tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng còn thấp so với nam giới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ nữ ở một số nơi, một số cơ quan chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt yêu cầu về số lượng, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý còn thấp. Cán bộ trẻ, cán bộ nữ chưa bổ sung kịp thời, kế cận cho vị trí lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan; nữ tham gia các cấp ủy Đảng có tăng hơn so nhiệm kỳ trước, nhưng vẫn ở mức thấp so với nam giới.
Việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, trở ngại hơn so với trẻ em trai và nam giới; trình độ học vấn của phụ nữ so với nam giới ở bậc học càng cao, càng có sự chênh lệch đáng kể.
Định kiến giới vẫn còn tiềm ẩn, tồn tại trong đời sống xã hội; việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BĐG từng lúc, từng nơi còn hạn chế; nhận thức về giới và BĐG của một bộ phận cán bộ, người dân, chưa đầy đủ. Bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra đặc biệt là các vụ xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em diễn biến phức tạp, một số vụ đã xảy ra và gây bức xúc trong dư luận. Ngoài ra, sự phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác BĐG chưa được quan tâm đúng mức, chưa đồng bộ; một số cơ quan, đơn vị chưa bám sát chỉ tiêu, mục tiêu vì BĐG, nên từng lúc thiếu chủ động, việc thống kê, báo cáo về số liệu tách biệt giới chưa đầy đủ và kịp thời.
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác BĐG và VSTBCPN, trong thời gian tới, Kiên Giang đã có nhiều kế hoạch cũng như giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục chú trọng lồng ghép giới vào kế hoạch chuyên môn cũng như phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương theo các chỉ tiêu. Bồi dưỡng cán bộ nữ lâu dài để đưa vào quy hoạch, ban hành các chính sách ưu tiên cán bộ nữ, hàng năm bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động về bình đẳng giới cho các cấp.
Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn  thi hành thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương, từng nhóm đối tượng để tạo sự chuyển biến sâu sắc nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa các sở ban ngành trong công tác bình đẳng giới, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nguồn cán bộ nữ… Duy trì đều đặn thông tin giữa các thành viên và các hoạt động thường xuyên của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm triển khai công việc một cách thống nhất và đồng bộ./.
NHB
TAG: BĐG; Kiên Giang
Tin khác
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em