An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Khó khăn trong thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Thừa Thiên Huế
04:05 PM 21/11/2016
(LĐXH) - Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc thực hiện Đề án phát triển nghề Công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010 - 2020. Sau 5 năm triển khai, Thừa Thiên Huế đã từng bước hình thành được mạng lưới cộng tác viên làm nghề CTXH, trong đó, việc thành lập Trung tâm Nuôi dưỡng và Cung cấp dịch vụ công tác xã hội tỉnh là một bước đi quan trọng, mang tính quyết định đến sự phát triển của nghề.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 300.000 đối tượng cần sự hỗ trợ của các dịch vcông tác xã hội, chiếm 28,8%. Giai đoạn 2013 – 2015, tỉnh đã phối hợp với trường Cao Đẳng nghề và trường Đại học khoa học Huế mở các lớp đào tạo liên thông cho 169 học viên hệ vừa học vừa làm về công tác xã hội phù hợp với chuyên môn và công việc được giao.

Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền về lĩnh vực nghề CTXH nhân kỷ niệm ngày Hội của những người làm nghề CTXH; tư vấn về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của cán bộ CTXH và nghề này để cán bộ cơ sở chuẩn bị tham gia các khóa tập huấn; Cung cấp văn bản cho các địa phương, đơn vị để chủ động nghiên cứu; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng giới thiệu về nghề CTXH thông qua các tin, bài, phóng sự .... để nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

Nghề CTXH ở Thừa Thiên Huế hiện vẫn còn tồn tại một số khó khăn

Tuy nhiên hiện nay, Thừa Thiên Huế vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong lĩnh vực này. Nguyên nhân là do nhận thức, hiểu biết của người dân và nhiều cán bộ, công chức về nghề công tác xã hội còn hạn chế. Khuôn khổ pháp lý phát triển nghề công tác xã hội còn chưa đầy đủ, đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Mạng lưới các cơ sở, tổ chức cung cấp dịch vụ và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội chưa được đào tạo chuyên nghiệp về công tác xã hội, mới chỉ được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ…

Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực của xã hội để trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội cho người dân có vấn đề xã hội, các đối tượng yếu thế trong xã hội còn hạn chế. Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế rất đa dạng và phong phú nhưng do thói quen và chưa nhận thấy rõ hiệu quả của việc được cung cấp dịch vụ công tác xã hội nên các đối tượng chưa chủ động đến tiếp cận với các dịch vụ này. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn chưa hình thành. Chủ yếu là đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội, cán bộ VH-XH kiêm nhiệm một số nội dung liên quan đến công tác xã hội. Việc tuyển dụng, bố trí cộng tác viên công tác xã hội tại cấp xã theo Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày24/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa triển khai vì còn nhiều vướng mắc về cơ sở pháp lý;

Mặt khác, Trung tâm Nuôi dưỡng và Cung cấp dịch vụ công tác xã hội tỉnh do mới đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm nên việc triển khai thực hiện các hoạt động chưa phong phú, đa dạng; vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu cơ sở vật chất cho thực hành; đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng. Cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với nhân viên công tác xã hội chưa phù hợp, do đó chưa thu hút được đội ngũ này vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Đồng thời, các văn bản hướng dẫn thực hiện như Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV; Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH vẫn còn có những điểm chưa phù hợp.

Giai đoạn 2016-2020, Thừa Thiên Huế đặt  mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 40% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Tổ chức hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện quản lý trường hợp với người khuyết tật theo Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06/1/2015, phấn đấu ít nhất 20% số người khuyết tật tại các xã, phường, thị trấn được quản lý trường hợp.

Tăng cường huy động các nguồn lực để phục vụ cho các hoạt động của Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2016-2020; Phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên công tác xã hội ở xã, phường, thị trấn. Đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định; Đẩy mạnh công tác tham vấn, tư vấn cho các đối tượng xã hội; Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội.

Lê Hoàng Việt

TIN LIÊN QUAN
TAG: CTXH Đề án 32 Thừa Thiên Huế bao
Tin khác
Sóc Trăng: Thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Ninh Bình: Huy động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo bền vững
 Sở LĐ-TB&XH TP.HCM gặp gỡ đối thoại với cán bộ, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể
Lạng Sơn: Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Bảo hiểm xã hội TP.HCM chuyển trụ sở làm việc về quận 7
Tín dụng chính sách - Điểm tựa cho thanh niên lập thân, lập nghiệp
 Nữ Bí thư Chi đoàn tận tâm với hoạt động tín dụng chính sách
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và giám sát đánh giá
Ninh Bình: Tăng cường công tác trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội