An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Khai giảng Lớp đào tạo cán bộ quản lý Công tác xã hội cấp cao miền Nam
01:38 PM 16/07/2019
(LĐXH) – Sáng ngày 16/7/2019, tại TPHCM, Cục Bảo trợ xã hội phối hợp với Trường Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở 2 tại TPHCM tổ chức Lớp đào tạo cán bộ quản lý CTXH cấp cao khu vực miền Nam, với mục tiêu tăng cường kiến thức và kỹ năng quản lý CTXH cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngành Lao động – TBXH góp phần phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội khu vực phía Nam.
TS. Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội phát biểu tại lễ khai giảng

Tham dự Lễ khai giảng có TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; TS. Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội; TS Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội tại TPHCM; TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm – Phó Giám đốc CSII cùng các giảng viên đến từ Khoa CTXH (Trường Đại học Lao động - Xã hội CSII), các học viên là cán bộ ngành Lao động - TBXH, cán bộ làm CTXH của một số trung tâm, cơ sở xã hội, bệnh viện khu vực phía Nam…

Phát biểu khai mạc buổi lễ, TS. Nguyễn Văn Hồi cho biết: Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, số người nghèo và số người có hoàn cảnh khó khăn,  tác động của già hóa dân số, thiên tai và biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh nên số đối tượng yếu thế là rất lớn. Theo tổng điều tra dân số năm 2018,  cả nước hiện có 96,3 triệu người, trong đó có khoảng 10 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo; 6,03 triệu người khuyết tật; 6,3 triệu người cao tuổi, hàng triệu phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, bạo hành gia đình, nhiễm HIV, nghiện ma túy, hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố…

Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, song Đảng, Nhà nước và Bộ LĐTBXH luôn quan tâm và ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác an sinh xã hội nhằm tập trung nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống các đối tượng yếu thế, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32 phê duyệt Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2012-2020, đây là cơ sở pháp lý quan trọng liên quan đến phát triển nghề CTXH tại Việt Nam. Thực hiện Quyết định 32, các Bộ, ngành đã vào cuộc và ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nghề CTXH như Nghị định của Chính phủ liên quan đến tiền lương, phụ cấp về ưu đãi nghề CTXH; xây dựng tiêu chuẩn ngạch, mã số ngạch bậc về biên chế CTXH; phát triển mạng lưới liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH đối với đối tượng yếu thế; không ngừng bảo đảm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm CTXH như chương trình đào tạo thạc sĩ CTXH, chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp cao về CTXH.

CTXH không chỉ chăm lo cho đối tượng bảo trợ xã hội mà còn thực hiện chăm lo trợ giúp cho người có công, người nghèo, giải quyết việc làm, điều trị cho người nghiện ma túy, phòng chống xâm hại, bạo lực, bạo hành phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt, CTXH còn phát triển trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Ngành Y tế đã có văn bản hướng dẫn thành lập bộ phận CTXH ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, huyện. Nhiều hoạt động CTXH đã hỗ trợ cho việc khám điều trị cho bệnh nhân hết sức hiệu quả. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư hướng dẫn CTXH trong trường học, phân công cán bộ theo dõi CTXH trong trường học, góp phần trợ giúp học sinh tiếp cận dịch vụ giáo dục.

Các đại biểu tham dự lễ khai giảng lớp đào tạo cán bộ quản lý Công tác xã hội cấp cao  khu vực miền Nam

Có thể nói, nếu như từ những năm 1992 cả nước mới có 2 trường đại học đào tạo nghề công tác xã hội thì đến nay đã có 56 trường đại học, cao đẳng có đào tạo CTXH, mỗi năm đào tạo khoảng từ 6000 – 7000 cán bộ ở các cấp trình độ từ trung cấp đến thạc sĩ nghề công tác xã hội, góp phần vào mục tiêu giúp ngành Lao động - TBXH xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

TS. Nguyễn Văn Hồi cũng cho biết, qua 8 năm đào tạo nghề công tác xã hội cho thấy, các thế hệ lãnh đạo của Bộ đánh giá rất cao về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công tác xã hội, nhiều đồng chí cán bộ đã trưởng thành và giữ vị trí vai trò lãnh đạo cấp cao trong các ngành tại các tỉnh, thành như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre…

Chương trình đào tạo đã giúp cho đội ngũ cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội có kỹ năng, kiến thức và trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

TS. Nguyễn Văn Hồi cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo và phát triển nghề công tác xã hội vẫn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới, như:  Tiếp tục Xây dựng các Nghị định, thông tư hướng dẫn về khung pháp lý, xây dựng Luật Công tác xã hội, khảo sát, đánh giá tác động cũng như có các chính sách khuyến khích để phát triển nguồn nhân lực nghề công tác xã hội trong thời gian tới.

Chính vì vậy, trước mắt Bộ phối hợp với Trường Đại học Lao động Xã hội tổ chức đào tạo cán bộ quản lý CTXH cấp cao năm 2019  là 100 cán bộ. Trong đó, khu vực phía Bắc 50 cán bộ và khu vực phía Nam 50 cán bộ. Thời gian khóa học 35 ngày chia thành 3 đợt. Trong đợt 1, các học viên được trang bị kiến thức về Nghề CTXH; Hành vi con người và môi trường xã hội; CTXH với cá nhân và gia đình.

TS. Phạm Ngọc Thành - Giám đốc CSII ĐH Lao động - Xã hội  tại TPHCM phát biểu tại lễ khai giảng

Còn theo  TS. Phạm Ngọc Thành – Giám đốc CSII Trường Đại học Lao động – Xã hội  tại TPHCM, trước những vấn đề đặt ra về bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là sự gia tăng các đối tượng xã hội đòi hỏi cần có một đội ngũ chuyên trách chuyên nghiệp và tâm huyến với ngành, nghề công tác xã hội để đảm đương, đề xuất, thực thi được những chủ chương, chính sách của Đảng Nhà nước đến với người dân một cách tốt nhất.

Do vậy, trong những năm vừa qua có rất nhiều những khóa đào tạo về nghề công tác xã hội, đặc biệt đào tạo cán bộ quả lý công tác xã hội cấp cao. Qua theo dõi của nhà trường, hầu hết các anh chị đã trưởng thành qua các khóa đào tạo, hiện nay đã trở thành những cán bộ chủ chốt của ngành và các địa phương.  

Các đại biểu và giảng viên và các học viên chụp ảnh lưu niệm tại lễ khai giảng lợp đào tạo cán bộ quản lý Công tác xã hội cấp cao khu vực miền Nam

TS. Phạm Ngọc Thành cho biết thêm, hiện nay Trường Đại học Lao động Xã hội CSII  đang đào tạo 8 ngành như: quản trị nhân lực, kế toán, bảo hiểm,… trong đó có ngành công tác xã hội đây là một ngành rất đặc thù và đặc biệt quan trọng. Nhà trường cũng là đơn vị đầu tiên được Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chọn là trường xây dựng chương trình khung về đào tạo nghề công tác xã hội. Ngoài đào tạo cử nhân hiện nay Nhà trường đã được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo trình độ thạc sỹ nghề công tác xã hội.

Hoàng Cảnh

 

 

TAG: Công tác xã hội cấp cao Miền nam Cục Bảo trợ xã hội công tác xã hội
Tin khác
Nghệ An: Quan tâm chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Sóc Trăng: Thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Ninh Bình: Huy động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo bền vững
 Sở LĐ-TB&XH TP.HCM gặp gỡ đối thoại với cán bộ, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể
Lạng Sơn: Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Bảo hiểm xã hội TP.HCM chuyển trụ sở làm việc về quận 7
Tín dụng chính sách - Điểm tựa cho thanh niên lập thân, lập nghiệp
 Nữ Bí thư Chi đoàn tận tâm với hoạt động tín dụng chính sách
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và giám sát đánh giá