Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2019: Chú trọng thực học, thực hành
04:27 PM 12/03/2019
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa ban hành Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2019.
Với thông điệp “GDNN thực học, thực hành - vững khởi nghiệp, sáng tương lai”, công tác truyền thông tập trung truyền tải về vai trò, vị trí, sự cần thiết của GDNN trong cơ cấu nhân lực quốc gia; đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đẩy mạnh truyền thông để thu hút học sinh vào GDNN.
Có ít nhất 4.000 bài viết
Theo đó, kế hoạch truyền thông tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về GDNN trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: Báo giấy, báo điện tử, báo hình, báo nói, mạng Internet…
Kế hoạch đặt mục tiêu có ít nhất 4.000 tin/bài viết/ảnh/phóng sự/chương trình truyền thông về GDNN trên các báo, đài, tạp chí; xây dựng và phổ biến rộng rãi ít nhất 100 sản phẩm truyền thông như sách, tờ rơi, video clip, file âm thanh, ảnh… về GDNN trên các kênh truyền thông.
Tổ chức các sự kiện truyền thông về GDNN như tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, chọn nghề, giới thiệu nghề; ngày hội GDNN; triển lãm ảnh về GDNN; ngày kỹ năng nghề trẻ thế giới; việc làm sau tốt nghiệp… Thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở GDNN trong hoạt động đào tạo, tuyển dụng và sử dụng người học GDNN.
Công tác truyền thông về GDNN được tổ chức sâu rộng, toàn diện, bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nội dung và đối tượng, đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, trong đó chú trọng tới các ấn phẩm, video clip… giới thiệu về nghề, quảng bá hình ảnh nghề nghiệp, GDNN; truyền thông bám sát nội dung, yêu cầu chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Luật GDNN.
Gắn đào tạo với nhu cầu thực tế
Với thông điệp “GDNN thực học, thực hành - vững khởi nghiệp, sáng tương lai”, công tác truyền thông tập trung truyền tải về vai trò, vị trí, sự cần thiết của GDNN trong cơ cấu nhân lực quốc gia; đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; đào tạo chất lượng cao; gắn kết GDNN với doanh nghiệp, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đảm bảo an sinh xã hội; chuyển đổi nghề nghiệp trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…
Công tác đào tạo nghề nghiệp thường xuyên, vừa học vừa làm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, người yếu thế…
Tuyên truyền quảng bá hình ảnh về GDNN, hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp GDNN, mô tả nghề. Tuyên truyền công tác đào tạo, hướng nghiệp và khởi nghiệp; Đánh giá kỹ năng nghề, kiểm định chất lượng GDNN, công tác học sinh, sinh viên...
Tuyên truyền các sự kiện như: Hội thi thiết bị tự làm toàn quốc năm 2019; Kỳ thi tay nghề thế giới; Hội diễn văn nghệ các cơ sở GDNN toàn quốc năm 2019... Tuyên truyền về mô hình phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Các mô hình, cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong GDNN.
Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông, Tổng cục GDNN xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền bảo đảm bám sát hoạt động chuyên môn. Đưa kế hoạch tuyên truyền vào các hoạt động, sự kiện của đơn vị, chuẩn bị các tài liệu, nội dung tuyên truyền, cung cấp cho các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông; trả lời phỏng vấn, tọa đàm...; Tuyên truyền tới các doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. 
Anh Quang
TAG: Giáo dục nghề nghiệp kế hoạch truyền thông Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao
Tin khác
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp