Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Hội thảo Tăng trưởng xanh gắn với hội nhập quốc tế trong Lao động và Xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
10:19 AM 16/03/2018
LĐXH - Sáng 14/3, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức Hội thảo Tăng trưởng xanh gắn với hội nhập quốc tế trong Lao động và Xã hội, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường liên kết và đề xuất các giải pháp liên quan tới thị trường lao động, xu hướng tăng trưởng xanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Ban Chủ trì Hội nghị 
Chủ trì hội nghị là bà Cao Thị Thanh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, và ông Christopher Mallman, Cố vấn trưởng Dự án Mục tiêu Xã hội trong tăng trưởng xanh bền vững. Cùng tham gia Hội nghị còn có Tiến sĩ Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm, bà Justyna Grosjean, cán bộ Dự án Tăng trưởng xanh, các lãnh đạo tới từ các trường cao đắng, đại học về Kĩ thuật - Công nghệ, các cơ sở giáo dục đào tạo nghề trực thuộc Bộ,  đại diện các doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, các tổ chức quốc tế,...
Toàn bộ các đại biểu tham dự Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Cao Thị Thanh Thủy khẳng định rằng tăng trưởng xanh bền vững đang là quan tâm hàng đầu của các quốc gia, các khu vực và trên toàn cầu, phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu thế đổi mới tư duy, chính sách theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo. Đó cũng là nội hàm phát triển quan trọng trong nỗ lực hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Lao động - Xã hội nói riêng. Theo bà, hội nhập quốc tế mang lại rất nhiều cơ hội cho lĩnh vực Lao động - Xã hội tại Việt Nam, góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ quốc gia; tạo việc làm có chất lượng cao cho người lao động trong và ngoài nước, đảm bảo cuộc sống tốt hơn; tạo thay đổi lớn trong dịch chuyển lao động.
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Cao Thị Thanh Thủy phát biểu tại hội nghị
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức bên cạnh những lợi ích đạt được. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, 10 – 70% nhân lực làm các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, sản xuất theo dây chuyền có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc, cắt giảm số lượng lớn lao động trình độ thấp trong khi phần lớn lao động nông thôn và phi chính thức ở Việt Nam đều chỉ ở phân khúc này. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do cũng thắt chặt hơn các quy định về an toàn lao động, quyền con người, tuân thủ các quy định về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, kéo theo nhiều thay đổi trong cơ chế tuyển dụng và đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam trong khi nhiều quy định trong Luật lao động vẫn chưa thực sự rõ ràng và chặt chẽ. Một điểm khó khăn nữa là khoảng cách giữa nhu cầu của thị trường lao động và đào tạo trong hệ thống đại học/cao đẳng tại Việt Nam còn quá lớn, dẫn tới thực trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp hoặc không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Tiến sĩ Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm đóng góp ý kiến trong Hội thảo
Tiến sĩ Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm cho rằng cần có sự nhận thức đúng đắn và tìm hiểu kỹ về công nghệ 4.0 để có thể tận dụng được lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cần hoàn thiện khung pháp lý để vận hành thông suốt và đồng bộ các thị trường, phát triển các yếu tố thị trường lao động phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập quốc tế, phối hợp thống nhất từ cấp trung ương tới cấp địa phương. Tăng cường hợp tác song phương về bảo hiểm xã hội để tăng cường đảm bảo quyền lợi của người lao động, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cho các nhóm lao động, đảm bảo đào tạo việc làm gắn với nhu cầu lao động của doanh nghiệp, hạn chế số lượng lao động dư thừa và trình độ thấp.
Các đại biểu trao đổi ý kiến trong Hội thảo theo chủ đề cho sẵn
Ngoài ra, Hội thảo cũng tiến hành thảo luận nhóm và bình luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, các khó khăn và thuận lợi về 4 chủ đề chính: Tăng trưởng xanh và việc làm xanh (trong hội nhập quốc tế); Tăng trưởng xanh và đào tạo kỹ năng xanh; Tăng trưởng xanh và vấn đề an sinh xã hội; Tăng trưởng xanh và vấn đề lao động, xã hội trong kết nối mạng lưới quốc gia và quốc tế. Các nhóm đều thảo luận sôi nổi và đưa ra những ý kiến đa chiều, mới mẻ với những góc nhìn khác nhau từ đại diện các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề cho tới đại diện các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
Trưởng nhóm "Tăng trưởng xanh và vấn đề lao động, xã hội trong kết nối mạng lưới quốc gia và quốc tế" chia sẻ phần thảo luận của nhóm

Minh Ngọc

TAG: Lao động và xã hội tăng trưởng xanh đào tạo xanh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Cao Thị Thanh Thủy Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Christopher Mallman Cố vấn trưởng Dự án Mục tiêu Xã hội trong tăng trưởng xanh bền vững Tiến sĩ Lê Kim Dung Cục trưởng Cục Việc làm bà Justyna Grosjean cán bộ Dự án Tăng trưởng xanh các lãnh đạo tới từ các trường cao đắng đại học về Kĩ thuật - Công nghệ cách mạng công nghiệp 4.0
Tin khác
Hà Nội: Hỗ trợ 2000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024