Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Hội LHPN Hà Nội: Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế thông qua vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm
02:23 PM 23/08/2018
(LĐXH) - Thực hiện Chương trình ủy thác, đưa vốn của Chính phủ đến với hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn, các cấp Hội phụ nữ Thành phố đã thành lập 3.979 tổ phụ nữ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), tạo điều kiện cho 135.239 hộ vay vốn phát triển kinh tế gia đình, với dư nợ đến nay trên 3.965.667 triệu đồng.
Để nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả, Hội phụ nữ Thành phố chỉ đạo các cơ sở Hội, các tổ phụ nữ TK&VV đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, các chính sách tín dụng ưu đãi; phối hợp với NHCSXH tổ chức các lớp tập huấn công tác quản lý nguồn vốn ủy thác và hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dạy nghề, cách làm ăn…
Vận động hội viên phụ nữ  vay vốn tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng với số tiền từ 30.000đ đến 1 triệu đồng. Cách làm này không chỉ giúp chị em hình thành thói quen tiết kiệm mà còn tạo điều kiện để hội viên phụ nữ giảm bớt gánh nặng về tài chính khi đến hạn trả nợ gốc. Việc thực hiện ủy thác nguồn vốn vay từ NHCSXH của Hội phụ nữ thành phố đã giúp cho nhiều hội viên nghèo phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, với thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/ tháng.
Các hoạt động vay vốn từ Quỹ QGGQVL đã góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn thành phố
Điển hình hộ vay vốn chị Trần Thị Huế, sinh năm 1971 phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân. Trước đây, gia đình thuộc diện hộ nghèo, lại đông anh em, được bố mẹ để lại cho mảnh đất 55 m2 , nhà ngói lụp xụp nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2013, chị được Hội phụ nữ tín chấp tạo điều kiện vay 20 triệu đồng từ NHCSXH để mua dụng cụ máy may làm nghề may. Nhờ chịu khó làm ăn, đến nay, gia đình chị Huế đã xây được nhà 3 tầng, nuôi 2 con ăn học đại học, trả hết nợ và chung vốn với chị Trần Thị Thu Hương mở cơ sở sản xuất may khang trang, tạo việc làm thường xuyên cho 20 phụ nữ ở địa phương với thu nhập bình quân 5 đến 6 triệu đồng/tháng.
Hay như chị Nguyễn Thị Trang ở thôn Thanh Sam, xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa là một trong những hộ gia đình được xếp vào diện những hộ khó khăn nhất của xã. Do hoàn cảnh gia đình có chồng mất sớm, một mình nuôi 2 con nhỏ, lại thiếu vốn sản xuất nên năm 2013, chị Trang được Hội Phụ nữ xã cho vay vốn 30 triệu đồng từ Quỹ QGGQVL. Có được số vốn trong tay, chị đã mạnh dạn mua 10 máy may công nghiệp nhận may gia công bảo hộ lao động. Chỉ chưa tròn 4 năm, chị đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giả khi mỗi năm xưởng may cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Không những thế, chị Trang còn tạo việc làm cho 10 lao động tại địa phương với mức lương 4 – 5 triệu đồng/tháng. Cũng nhờ vào nguồn vốn vay GQVL gia đình chị  Hà Thị Minh, thôn Thượng, Phùng Xá, Mỹ Đức vay được 20 triệu năm 2015 có tiền mua khung cửi, có công việc và vươn lên thoát nghèo. Chị Minh cho biết, nhờ nguồn vốn hỗ trợ GQVL của NHCSXH mà gia đình đầu tư dệt khăn, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Nhưng với nhu cầu thực tế thì gia đình cần vay khoảng 80 triệu đồng mới đủ đáp ứng công suất lao động của gia đình.
Để hoạt động ủy thác vốn vay đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc hướng dẫn chị em cách đầu tư nguồn vốn phù hợp, đúng mục đích, từ đầu năm đến nay, Hội còn vận động hội viên phụ nữ tiết kiệm và vay vốn tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng với số tiền từ 30.000đ đến 1 triệu đồng. Cách làm này không chỉ giúp chị em hình thành thói quen tiết kiệm mà còn tạo điều kiện để PN, hội viên trả dần nợ gốc mỗi tháng nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính thay vì trả nợ một lần khi đến hạn như trước kia. Như vậy, việc thực hiện ủy thác nguồn vốn vay từ NHCSXH của Hội phụ nữ thành phố đã giúp cho nhiều hội viên nghèo phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
N.Khánh
TIN LIÊN QUAN
TAG: Quỹ QGGQVL Hội LHPN Hà Nội NHCSXH
Tin khác
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm
Lào Cai: Gần 5.000 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng đầu năm
Đồng Tháp: Gần 5.200 lao động được giải quyết việc làm
“Những bức chân dung từ lụa vụn”: Chung tay “xây nhà mới” cho người khuyết tật làm việc tại Vụn Art
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động
Cần Thơ: Hơn 14.775 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng
Hà Tĩnh: Hơn 1.900 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý I