Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Học viện Chisholm, Australia: Hướng tới hợp tác toàn diện và bền vững trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
09:33 AM 06/09/2018
(LĐXH) - Chiều ngày 5/9/2018, tại trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã thân mật tiếp Ông Stephen Marks - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Học viện Chisholm, Australia cùng các thành viên trong Ban điều hành cấp cao của Học viện...

Học viện Chisholm được chính phủ Australia chỉ định là đơn vị đầu mối hợp tác với Chính phủ Việt Nam thực hiện các công việc trong phạm vi chuyển giao 12 bộ chương trình trọng điểm cấp độ quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề và đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp thân mật ông Stephen Marks 

Thời gian qua, Australia đã thực hiện chuyển giao 12 bộ chương trình của 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế từ Học viện Chisholm, bang Victoria, Australia và Bộ LĐTB&XH đã tổ chức đưa giáo viên chuyên môn 12 nghề của 25 trường đi đào tạo, bồi dưỡng tại Australia để đảm bảo chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chisholm và Chính phủ Australia. Đến nay, đã có tổng số 318 giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Australia; trong đó có 193 giáo viên đã được Học viện Chisholm kiểm định, đánh giá và đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ năng lực để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo thí điểm theo quy định của Học viện Chisholm. Về cơ bản các trường đã đáp ứng đủ số lượng giáo viên giảng dạy chuyên môn cho đào tạo thí điểm.

Toàn cảnh buổi tiếp thân mật

Để đánh giá công tác chuẩn bị các điều kiện cho đào tạo thí điểm, đảm bảo theo các yêu cầu, tiêu chuẩn của Australia, Học viện Chisholm đã cử chuyên gia sang phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện 02 đợt kiểm định chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn của Australia tại 25 trường vào tháng 4/2016 và tháng 5/2017.  Căn cứ kết quả kiểm định và các yêu cầu cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, Bộ LĐTB&XH đã có Công văn số 1937/LĐTBXH-TCDN ngày 01/6/2016 gửi các Bộ, ngành, địa phương chủ quản của 25 trường thông báo kết quả kiểm định và đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cùng phối hợp để hỗ trợ các trường trong công tác đào tạo thí điểm để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chào xã giao các thành viên trong đoàn...

Chương trình đào tạo thí điểm được thực hiện từ tháng 9/2016 để bắt đầu học bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên đạt chuẩn đầu vào B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu và tổ chức học các môn học chung theo quy định của Việt Nam. Đến nay đã có 769 sinh viên của 41 lớp theo kế hoạch đã kết thúc học kỳ 1. Kết quả học kỳ 1, 100% sinh viên đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá, giỏi chiểm hơn 70%. Kết quả đánh giá của học kỳ 1 đã được cập nhật trên Website quản lý học sinh, sinh viên của Học viện Chisholm. Hiện có 732 sinh viên đạt trình độ B1, trong đó có 4 sinh viên đạt trình độ B2 trên tổng số 769 sinh viên chính thức của 41 lớp tại 25 trường. Số sinh viên còn lại chưa đạt trình độ B1 (37 SV) đang được các trường tiếp tục bồi dưỡng thêm để thi lại vào tháng 10/2018.

Trong quá trình đào tạo chuyên môn theo các bộ chương trình chuyển giao từ Australia, Học viện Chisholm đã tổ chức 2 đợt hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tại 41 lớp, 25 trường đào tạo thí điểm. Kết quả, tổng số 41 lớp tại 25 trường đã thực hiện đào tạo xong các tiêu chuẩn năng lực của học kỳ 1 và đang tiếp tục đào tạo các tiêu chuẩn năng lực của học kỳ 2.

Đến nay, công tác chuyển giao 12 bộ chương trình và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đã hoàn tất, Học viện Chisholm đang cùng phối hợp hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH triển khai chương trình đào tạo thí điểm 12 nghề tại 41 lớp/25 trường cao đẳng nghề tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2019.

 ...và nhận quà lưu niệm từ ông Stephen Marks

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: Việc chuyển giao các chương trình của Australia là chủ trương rất quan trọng của Chính phủ Việt Nam. Những kết quả đạt được trong thời gian qua là một sự khởi đầu cực kỳ tốt đẹp giữa hai Chính phủ. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề nghiệp là một quá trình cần được tiến hành lâu dài và kiên trì, khó khăn lớn nhất hiện nay là rào cản về ngoại ngữ và kỹ năng làm việc của đội ngũ học viên. Nguyên nhân là do phần lớn đội ngũ này xuất thân từ nông thôn, trình độ và kỹ năng nghề cũng như điều kiện tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, rất cần sự hợp tác chặt chẽ, sự quan tâm và tạo điều kiện của Học viện Chisholm cũng như Chính phủ Australia.

Hai bên chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ hai nước sẽ có những điều chỉnh phù hợp đối với nội dung trong bộ giáo trình được chuyển giao để Việt Nam có thể thích nghi với các nội dung này một cách tốt nhất. Cùng với đó, đội ngũ giáo viên phải được thẩm thấu được các kiến thức để có thể truyền tải các nội dung trong giáo trình giúp cho sinh viên có thể lĩnh hội được kiến thức học một cách tối ưu nhất. Đặc biêt, cần lựa chọn những sinh viên ưu tú nhất ở tất cả các hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong nước nhằm đào tạo cho đội ngũ này trở thành một nhóm có chất lượng tay nghề thật sự tốt, đạt hiệu quả cao để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng...            

Được biết, Học viện Chisholm là cơ sở đào tạo thuộc Hệ thống Giáo dục Kỹ thuật và Chuyên sâu (TAFE). Chisholm hiện có 7 cơ sở đào tạo trải dọc miền Đông Nam Thành phố Melbourne như Frankston, Dandenong, Berwick, Cranbourne, Mornington Peninsula, Bass Coast, Melbourne City. Năm 2014, Chisholm đạt cả hai giải thưởng: “Trường đào tạo nghề của năm” của bang Victoria và “Trường đào tạo nghề của năm” của Australia.

Thục Quyên

TIN LIÊN QUAN
TAG: Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung dạy Nghề
Tin khác
Hà Nội: Hỗ trợ 2000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024