Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Hiệu quả từ mô hình thí điếm về công tác tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới ở Đắk Lắk
04:06 PM 26/05/2020
(LĐXH) - Mô hình về công tác tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội bình đẳng giới được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức thí điểm thành lập tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh từ năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động năm 2014. Mục đích của mô hình này là nhằm tư vấn, hỗ trợ công tác bình đẳng giới tại cộng đồng cho các đối tượng yếu thế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trụ sở Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng khang trang

Ngay từ khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã ban hành Quyết định cho phép Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh được thí điểm thành lập mô hình tư vẫn, hỗ trợ công tác bình đẳng giới tại cộng đồng trực thuộc Trung tâm.  Việc thành lập mô hình thí điểm này nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế tại các địa phương trong công tác tư vấn, hỗ trợ công tác bình đẳng giới tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khi thành lập mô hình này Trung tâm chỉ được sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Trung tâm hiện có để thực hiện nhiệm vụ, không bổ sung thêm biên chế và kinh phí hoạt động.

Ông Nguyễn Xuân Quý – Giám đốc Trung tâm cho biết: Để hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiều dự án đã triển khai thiết lập các mô hình thời gian qua đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới như: phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” tại cộng đồng; tư vấn hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân. Trên cơ sở đó, phải nói rằng không có nhiều quốc gia mà hoạt động, biện pháp thực hiện bình đẳng giới được đưa thành chương trình hoạt động cụ thể ở từng tỉnh, thành, địa phương và đạt được nhiều thành tựu như ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc thí điểm mô hình này tại Đắk Lắk được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỉnh Đắk Lắk và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh quan tâm và tập trung đẩy mạnh nhằm bảo vệ về quyền lợi cho các đối tượng yếu thế.

Lớp tập huấn về diễn đàn bình đẳng giới do Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức

Ông Nguyễn Xuân Quỹ  - Giám đốc Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk cũng chia sẻ, mô hình này có chức năng tiếp nhận thông tin, hỗ trợ đối tượng BTXH, đối tượng dễ bị tổn thương khác; trị liệu, hỗ trợ phục hồi tâm lý và tư vấn, tham vấn giúp đối tượng xã hội giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Đồng thời, cung cấp nơi ăn, nghỉ, chăm sóc sức khỏe và dạy nghề, trợ giúp đối tượng tái hòa nhập cộng đồng; cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và giải quyết các khó khăn về hôn nhân gia đình, giới, hướng nghiệp, kỹ năng sống cho phụ nữ và các đối tượng khác. Mô hình còn hỗ trợ đối tượng tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn lực, chính sách phúc lợi xã hội, đề xuất, kiến nghị, tiếp nhận và nuôi dưỡng tạm thời tại trung tâm BTXH đối với các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, đối tượng BTXH.

Người già neo đơn được quan tâm chăm sóc chú đáo tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk

Ngay từ ngày đầu hoạt động, Trung tâm đã được Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ về chuyên môn và cung cấp các trang thiết bị, đáp ứng tốt nhất cho công tác chuyên môn được giao như: Máy chiếu, ti vi, bàn làm việc, một số trang thiết bị phục vụ đào tạo, truyền thông, tư vấn, tham vấn… Trong thời gian thực hiện, Trung tâm đã kết nối và cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội và bình đẳng giới nhằm nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, tăng cường khả năng tự bảo vệ của các đối tượng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái tại cộng đồng. Bên cạnh đó, truyền thông, tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực, thúc đẩy cộng đồng phát triển.

Nhân viên Trung tâm chăm sóc  trẻ bị bãi não tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội

Có thể nói, từ năm 2014 đến nay, mô hình thí điểm tư vấn, hỗ trợ công tác bình đẳng giới tại Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội, hoạt động tư vấn và tham vấn cho các trường hợp cần trợ giúp, đồng thời tiến hành các hoạt động truyền thông và phát triển cộng đồng khác. Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2019, Trung tâm đã tư vấn, tham vấn qua điện thoại cho hàng trăm trường hợp, cụ thể như: tham vấn trực tiếp 83 ca, tư vấn cho 58 trường hợp thuộc đối tượng hưởng trợ cấp BTXH. Tư vấn về các vấn đề xã hội như: Bạo lực gia đình, xung đột gia đình, bất đồng quan điểm, áp lực công việc, hướng nghiệp, tâm lý người già, trẻ vị thành niên, vấn đề ly hôn, tranh chấp tài sản, thừa kế, tư vấn hỗ trợ nạn nhân đi lạc tìm thân nhân, hỗ trợ nạn nhân tìm nơi cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị bỏ rơi ở cộng đồng tìm người thân hoặc đưa vào Trung tâm BTXH sống cho hàng trăm ca…

Ngoài ra, hàng năm Trung tâm còn tổ chức cho các  cán bộ, nhân viên Trung tâm về các địa phương để  thực hiện công tác truyền thông kết hợp với tư vấn cộng đồng về chính sách pháp luật như: Chính sách BTXH, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm; Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình cho người dân tại các thôn, buôn thuộc địa bàn các huyện như: Huyện Lắk, huyện Krông Buk, CưM Gar, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Năng, Ea Hleo. Kết quả tư vấn và hỗ trợ 15 đối tượng, trong đó có 13 trẻ mô côi, mất nguồn nuôi dưỡng, 02 cháu khuyết tật đặc biệt nặng vào chăm sóc tại Trung tâm và hàng trăm đối tượng yếu thế trên địa bàn.


Các cụ già neo đơn tại Trung tâm BTXH thường xuyên tập thể dục để dưỡng sức khỏe

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk và  Tổ chức Tini Word  tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu, nội dung các chương trình truyền thông cộng đồng; hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng khẩn cấp, góp phần  tuyên truyền, đưa các chính sách đến với các đối tượng thụ hưởng nắm bắt kịp thời. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Trung tâm còn chú trọng và đẩy mạnh Công tác tuyên truyền và phát triển cộng đồng với nhiều nội dung và  hình thức đa dạng, phong phú như: Truyền thông giáo dục các giá trị sống và kỹ năng sống, cung cấp kiến thức về bình đẳng giới và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các cháu tại trung tâm BTXH; thực hiện công tác tuyên truyền đến các cơ sở về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm kết hợp với hoạt động tư vấn cộng đồng cho đối tượng BTXH; các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trình, dự án, tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân. Song song đó, Trung tâm còn mời các chuyên gia nói chuyện chuyên đề kỹ năng sống “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới - Nói không với xâm hại tình dục trẻ em” cho các cháu mồ côi tại 3 cơ sở thuộc Trung tâm.

Trung tâm thường xuyên đầu tư các thiết bị phục vụ cho việc bảo quản thức ăn và chế biến thực phẩm để phục vụ cho các đối tượng đảm bảo an toàn sức khỏe


Nhân viên Trung tâm chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho các đối tượng tại Trung tâm

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, Trung tâm vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Đội ngũ cán bộ không có biên chế, phải sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Trung tâm hiện có để triển khai nhiệm vụ. Đồng thời, trong thời gian qua số lượng ca trợ giúp chưa nhiều vì công tác truyền thông còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, quy mô và số lượng chương trình nhỏ và ít, không thường xuyên, chủ yếu nhờ sự phối hợp tự giác của cộng đồng; chưa hình thành được mạng lưới cộng tác viên bao quát toàn bộ trong tỉnh nhằm tăng cao hiệu quả hỗ trợ và hoạt động. Số ca ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn ít; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, trình độ dân trí vùng khó khăn còn thấp, gây khó khăn cho công tác truyền thông…

Ngoài các chế độ được phục vụ theo quy định của nhà nước, Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk còn trồng thêm rau sạch nhằm phục vụ thêm trong bữa ăn cho các đối tượng đảm bảo dinh dưỡng

Vì vậy, để mô hình hoạt động ngày càng có hiệu quả và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội hơn, trong thời gian tới Trung tâm  Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đề ra các các giải pháp trọng tâm như:  Xây dựng thêm mạng lưới cộng tác viên Công ta1x xã hội về bình đẳng giới ở cộng đồng. Tăng cường đội ngũ cán bộ bám sát tại các cơ sở, cộng đồng, nhất là tại các xã, các thôn, buôn làng ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phổ biến, tuyên truyền các chính sách pháp luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình, kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe sinh sản… nhằm đưa các chính sách đến với các đối tượng thụ hưởng nắm bắt kịp thời. Đồng thời, Trung tâm cũng kiến nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm CTXH và đội ngũ cộng tác viên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn và tập huấn nghiệp vụ cần thiết để nâng cao năng lực trợ giúp; cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng có liên quan trên địa bàn  như: công an, phụ nữ, y tế, giáo dục để  nhằm trợ giúp cho các đối tượng kịp thời khi đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp tại địa phương trong thời gian tới một cách hiệu quả.

Hoàng Cảnh

 

 

TAG: mô hình thí điếm tư Vấn hỗ trợ bình đẳng giới Ðắk Lắk
Tin khác
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công
Gần 500 nghìn hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được tiếp nhận qua cổng dịch vụ công quốc gia
TP.HCM: Vẫn còn một số đơn vị gặp khó trong việc kê khai hồ sơ thu BHXH, BHYT, BHTN..
Quân khu 7 tổng kết thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy tập hài cốt liệt sĩ
Bàn giao nhiều di vật, kỷ vật cho các gia đình liệt sĩ ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Dự án “Thả lưới ước mơ” – thêm điều kiện biến những ước mơ của trẻ em thành hiện thực