Thời sự
Trang chủ / Thời sự / Thời sự
Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội
02:13 PM 22/09/2022
(LĐXH) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống chính sách xã hội (CSXH) đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, bao trùm, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, ổn định chính trị xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Sáng 20/9/2022 tại TP.HCM, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã phối hợp với Hội đồng lý luận Trung ương phối hợp và Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội (CSXH) giai đoạn 2021-2020.

Tham gia hội thảo có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội; bà Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh thành phố khu vực phía Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhìn nhận, Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khoá XI đặt ra mục tiêu là cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. 

Ông Linh nhấn  mạnh, đây là cột mốc quan trọng khẳng định sự quan tâm của Đảng trong thực hiện chính xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Và để thúc đẩy các chính sách xã hội, thực hiện chủ trương phát triển bền vững với quan điểm lấy con người làm trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau, thì việc vận dụng quan điểm mới cũng như các giải pháp phù hợp ứng dụng được vào thực tiễn là yêu cầu quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội trong giai đoạn mới…

Toàn cảnh hội nghị

Chỉa sẻ tại hội nghị, ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Thường trực Tổ biên tập), khẳng định qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XI đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về CSXH có chuyển biến rõ rệt. Hệ thống CSXH cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận được các tiêu chí quốc tế, đảm bảo quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết với điểm sáng trong lĩnh vực người có công (NCC), giảm nghèo và an sinh xã hội.

Ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội phát biểu tại hội nghị

Đối tượng người có công được mở rộng; mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãii người có công được điều chỉnh hàng năm; đã cơ  bản giải quyết hồ sơ đề nghị công nhận NCC còn tồn đọng vào năm 2020. Đến nay, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu NCC, trong đó có trên 1,2 triệu NCC đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng. Giai đoạn 2013- 2019, đã cơ bản hoàn thành hỗ trợ dứt điểm nhà ở (đạt tỷ lệ 96,7% so với kế hoạch). Công tác chăm lo đời sống gia đình NCC và làm tốt công tác thương binh liệt sỹ đã thu hút được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đến năm 2020, đảm bảo 99,5% gia đình NCC có mức sống b ằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư trên địa bàn cư trú; 99% xã phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ.

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội phát biểu

Về chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều chương trình va giải pháp tạo việc làm đồng bộ, tích cực và hiệu quả. Hằng năm, đã giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp duy trì ổn định mức dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 và năm 2021 giải quyết việc làm giảm xuống còn khoảng 1,3 triệu người/năm; năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%, tỷ lệ thất ngh iệp thành thị là 3,6%, năm 2021 tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng 3,22% ở khu vực thành thị là 4,4%. Hiện nay, có khoảng 600.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối khoảng 3,5 tỷ USD/năm.

Giai đoạn 2010-2021, tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy việc làm và cải thiện thu nhập của hộ gia đình Việt Nam, khoảng cách thu nhâp giữa thành thị và nông thông được thu hẹp.

Giảm nghèo tiếp tục là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Giảm nghèo tiếp cận theo hướng đa chiều được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đổi mới về phương thức, phương pháp thực hiện với nhiều mô hình mới, cách làm hay, gắn kết giữa tạo sinh kế việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động; nhiều địa phương ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chủ động vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm. Năm 2016-2020 mặc dù điều chỉnh nâng chuẩn nghèo  nhưng tỷ lệ  hộ nghèo cũng liên tục giảm bình quân từ 1-1,5%/năm; thu nhâp bình quân hộ nghèo năm 2020 bằng 2,3 lần so với năm 2015, bằng 3,5 lần năm 2010.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) từng bước phát huy và khẳng định vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Diện bao phủ BHXH ngày càng mở rộng, đạt 16,2 triệu người tham gia BHXH năm 2020. Dù dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhưng tổng số người tham gia BHXH vẫn tiếp tục tăng, đạt 16,6 triệu người năm 2021, ước tính đạt 19 triệu người năm 2022. Tỷ lệ lực lượng tham gia BHXH hằng năm đều tăng, đạt 32,6% năm 2020, 36% năm 2021. Từ năm 2019, chính sách BHXH tự nguyện được triển khai với nhiều đổi mới về phương thức tổ chức thực hiện, phát triển hệ thống đại lý đến cấp xã, phường tạo bước đột phá về số lượng người tham gia qua các năm. Đến năm 2021, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,5 triệu người, gấp 6 lần số lượng năm 2018. Năm 2021, cả nước có gần 3,3 triệu người được hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hàng tháng. Độ bao phủ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không ngừng được mở rộng từ 8,2 triệu người năm 2012 lên 13,3 triệu người năm 2020 và gần 13,4 triệu người năm 2021. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN tăng đều hằng năm, đạt 26,8% năm 2020, 30% năm 2021.

Chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) được mở rộng về đối tượng, tăng về mức lưởng, thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt được hiệu quả. Số người được TGXH thường xuyên tăng lên hàng năm, đạt 3,042 triệu người (bao phủ hợ 3% dân số)… “Sau 10 năm thực hiện, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2020 đạt 0,706, có sự cải thiện trong bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc (từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2019). Các thành tựu nổi bậc đã đem lại niềm tin và sự hài lòng của người dân”: Ông Hiến chia sẻ.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM phát biểu

Phát biểu chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 15-NQQ/TW, việc thực hiện CSXH của TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình đã được duy trì và có tác động góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Tiêu biểu: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Nhà tình nghĩa, Nhà tình thương, Mái ấm Công đoàn, Khu nhà trọ bán điện đúng giá, cuộc vận động “Vì người nghèo”, hỗ trợ học bổng, phương tiện đi học, phương tiện làm ăn, giới thiệu việc làm, tặng thẻ BHYT, BHTN,…đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân và nhất là các đối tượng hưởng CSXH…

Ông Thinh cho rằng, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận sau 10 năm triển khai thực hiện nhưng hệ thống ASXH của Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đảm bảo tính bao trùm toàn xã hội, chưa huy động được sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước. Các chính sách an sinh tuy ban hành nhiều tuy nhiên nhiều đầu mối, thiếu đồng bộ. Để thực hiện tốt CSXH, TP.HCM và cả nước cần thực hiện chính sách ưu đãi NCC, đảm bảo người có công và gia đình của họ có mức sống bằng hoặc hơn mức sống trung bình của người dân trên địa bàn. Các cơ quan, đơn vị liên quan cần thực hiện tốt chính sách dự báo, thông tin về thị trường lao động; nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Đầu tư, mở rộng quy mô các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo chất lượng nguồn lao động theo hướng hội nhập và phát triển. Phát triển việc làm bền vững, đẩy mạnh dịch chuyển lao động khu vực phi chính thức sang lao động chính thức; quyết tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trên 45 tuổi, lao động yếu thế.

 Cùng quan điểm, ông Trịnh Đức Tài, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cũng đánh giá, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết, NCC, người yếu thế đã được chăm lo toàn diện hơn cả về vật chất, lẫn tinh thần; đời sống ngày được cải thiện, nâng cao, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng, nhà nước, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và sự ổn định chính trị, xã hội.

“Bên cạnh các chính sách thu hút nguồn nhân lực, từ năm 2012 đến năm 2020, tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động liên kết lao động với hơn 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trung bình mỗi năm, tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho hơn 45.000 lao động. Bình Dương đã thực hiện tốt công tác tạo việc làm thông qua hình thức cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Đến năm 2021, tỉnh đã cho vay 17.870 dự án, giải quyết việc làm cho hơn 80.000 lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, khôi phục các ngành nghề truyền thống, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất”: ông Tài chai sẻ.

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc quốc gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phát biểu

Nhìn lại 10 năm thực hiện, bà Ingrid Christensen, Giám đốc quốc gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đánh giá cao việc ban hành và triển khai Nghị quyết 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, đã đánh dấu một bước đột phá lớn, tạo tiền đề cho Việt Nam tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất về ASXH. Trong đó, các sửa đổi của Luật Việc làm (năm 2013), Luật BHXH (2014), Luật BHYT (2014) đã đưa hệ thống ASXH đến gần với cac nguyên tắc và ý tưởng của Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Định hướng cho chính sách ASXH trong giai đoạn mới, bà Ingrid Christensen cho rằng, Việt Nam cần đặt mục tiêu xây dựng hệ thống an sinh xã hội theo hướng đa tầng, dựa trên cách tiếp cận vòng đời, bền vững, bao trùm, đáp ứng cú sốc (như dịch COVID-19), nhạy cảm về giới và đảm bảo khi tiếp tục phát triển kinh tế nhanh cũng không để ai lại phía sau. Đồng thời khuyến nghị 4 lĩnh vực, chính sách cần quan tâm gồm: Tăng cường liên kết và phối hợp trong ASXH; mở rộng diện bao phủ ASXH cần tập trung vào các chính sách về BHXH bắt buộc; mở rộng đầu tư cho ASXH; kết nối giữa ASXH và chính sách việc làm.      

Tham gia ý kiến, ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Sở LĐ-TV&XH tỉnh Trà Vinh cũng đề xuất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về chính sách xã hội; tập trung phát triển hệ thống chính sách xã hội toàn diện và bền vững; chú trọng triển khai hệ thống giáo dục đào tạo và phát triển thị trường lao động. “Đặc biệt, phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đáp ứng yêu cầu và khả năng tiếp cận của người dân, nhất là đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số; hiện đại hóa hệ thống quản lý đáp yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và tổ chức thực hiện CSXH,..”, ông Nguyễn Văn Út chia sẻ.

Trương Đăng

TAG: Tổng kết 10 năm Nghị quyết Trung ương 5 Hệ thống chính sách xã hội cơ bản đảm bảo công bằng toàn diện bao
Tin khác
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2024 tại TPHCM
Đảng ủy Bộ LĐTB&XH quán triệt bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Điểm tựa truyền thống tiếp bước cho khát vọng Tây Hồ
Đoàn viên công đoàn và thanh niên Bộ LĐTB&XH tham gia hiến máu tình nguyện
Hội Báo chí toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM
Gần 1,6 ngàn chiến sĩ mới nhập ngũ trong công an tham gia huấn luyện năm 2024
Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức hội nghị đánh giá về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Tập trung cao độ cho vấn đề lao động, việc làm”
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh dự lễ giao, nhận quân tại H.Định Quán