An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Hải Phòng: Chú trọng đối thoại về công tác an toàn vệ sinh lao động tại đơn vị
02:01 PM 10/05/2022
(LĐXH) - Giám đốc Điện lực Hồng Bàng, ông Nguyễn Thanh Hải đã khẳng định đối thoại tại nơi làm việc chính là động thái để cân bằng lợi ích giữa người lao động và chủ doanh nghiệp trong các mối quan hệ lao động đồng thời tôn trọng các chuẩn mực của văn hóa, ứng xử chung tại nơi làm việc.

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đại dịch COVID-19 đã cho thấy rằng sự hợp tác hiệu quả giữa người sử dụng lao động, người lao động và các chính phủ là cách tốt nhất để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đối thoại là "chìa khóa" để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn tại nơi làm việc. Xây dựng một văn hóa ngăn ngừa thông qua đối thoại xã hội sẽ đóng góp và lực lượng lao động mạnh khỏe, doanh nghiệp năng suất và nền kinh tế bền vững.

Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Trên tinh thần đó, thực hiện công văn hướng dẫn của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng về việc tổ chức đối thoại, Điện lực Hồng Bàng đã tổ chức Hội nghị đối thoại về công tác ATVSLĐ tại đơn vị. Để đảm bảo toàn thể cán bộ công nhân viên được tham gia đối thoại, Điện lực đã tổ chức đối thoại trực tuyến thông qua phần mềm Room để 100% CBCNV tại các phòng ban, đơn vị đều có thể sử dụng máy tính và điện thoại thông minh của cá nhân để đăng nhập vào phòng họp.

Điện lực Hồng Bàng tổ chức Hội nghị đối thoại về công tác ATVSLĐ (Ảnh: Nguyễn Huyền Trang)

Giám đốc Điện lực Hồng Bàng, ông Nguyễn Thanh Hải đã khẳng định đối thoại tại nơi làm việc chính là động thái để cân bằng lợi ích giữa người lao động và chủ doanh nghiệp trong các mối quan hệ lao động đồng thời tôn trọng các chuẩn mực của văn hóa, ứng xử chung tại nơi làm việc. Đồng thời đối thoại tại nơi làm việc là công cụ góp phần đảm bảo chất lượng hiệu quả và năng suất lao động. Đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ giúp tháo gỡ, giải quyết các vấn đề hoặc các tranh chấp đảm bảo việc làm ổn định. Do đó, đây chính là dịp để đại diện người sử dụng lao động giải đáp những vướng mắc, những câu hỏi được đặt ra từ phía đại diện người lao động trong những lĩnh vực như chế độ lương, thưởng, công làm thêm giờ, cấp pháp bảo hộ lao động, các chế độ trợ cấp, đề xuất trang bị dụng cụ phục vụ sản xuất…Đồng thời, đại diện người sử dụng lao động cũng nêu lên những tồn tại yêu cầu cần được nhanh chóng giải quyết tại đơn vị như việc tuyệt đối đảm bảo an toàn trong lao động, việc thực hiện nghiêm những nội quy quy định, nâng cao năng suất lao động cũng như hiện quả công việc.

Đối với công tác ATVSLĐ, các nội dung chủ yếu được đề cập tại buổi đối thoại  bao gồm các công tác quản lý kỹ thuật vận hành, các vướng mắc trong công việc, khối lượng công việc, các quy chế lương-thưởng, thi đua khen thưởng, kỷ luật… các chính sách chế độ của Nhà nước, quy định của tập đoàn điện lực và của đơn vị về công tác ATVSLĐ liên quan đến người lao động, điều kiện cũng như môi trường làm việc. Những yêu cầu của người lao động, tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động trong công tác ATVSLĐ và ngược lại là những yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động và tập thể người lao động trong công tác ATVSLĐ.

Đối thoại định kỳ với người lao động về an toàn vệ sinh lao động giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan

Tại Việt Nam, việc đối thoại đã được quy định trong Luật ATVSLĐ, Bộ luật Lao động. Kể từ năm 2017 đến nay, việc đối thoại giữa đại diện Chính phủ, doanh nghiệp, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động ở cấp quốc gia được tổ chức hàng năm. Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, thông qua đối thoại của Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021, nhiều nội dung chính sách vướng mắc đã được sửa đổi, bổ sung nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; ở cấp tỉnh đã có nhiều thông tin được chia sẻ, giải đáp./.

Trần Huyền

 

 

TAG: Đối thoại lao động Hải PHòng bao
Tin khác
Hơn 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
Quảng Ninh: Quan tâm tạo việc làm cho người lao động
Lạng Sơn: 3.500 lao động được giải quyết việc làm trong quý I/2024
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm