Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Hà Nội: Nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định
09:54 AM 23/09/2020
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 3-9-2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
Theo đó, mục đích của Kế hoạch là phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động; thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công; bảo đảm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong việc thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.
Thành phố chú trọng các biện pháp thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công
Cùng với tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, UBND thành phố sẽ tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Trong đó, bố trí đủ cán bộ có năng lực, trình độ phù hợp đảm nhận chuyên trách về quan hệ lao động để thực hỗ trợ phát triển quan hệ lao động và các nhiệm vụ… Kiện toàn, củng cố và duy trì hoạt động của tổ công tác liên ngành tại các quận, huyện, thị xã nhằm giúp Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết kịp thời các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục xảy ra trên địa bàn.
Bên cạnh đó, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động và Hòa giải viên lao động, đảm bảo đủ năng lực trình độ chuyên môn, phát huy hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm các tranh chấp lao động phải được giải quyết kịp thời, đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật và hài hòa lợi ích các bên; chủ động tiếp cận, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ lao động, ngăn ngừa tranh chấp lao động, giảm thiểu đình công; hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc quản lý tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp; xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp đối với thành viên Hội đồng trọng tài lao động trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Sắp xếp, bố trí tại một số quận, huyện trọng điểm thực hiện thí điểm hòa giải viên lao động chuyên trách thực hiện giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao động, đình công, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động phù hợp yêu cầu của Bộ luật Lao động. Chú trọng tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các quy định về đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; tích cực chủ động tham gia với các cơ quan liên quan của địa phương trong việc nắm tình hình để có biện pháp giải quyết phù hợp nhằm giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn.
Cùng với, đó, thành phố tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về lao động, nhất là việc tuân thủ các quy định của pháp luật lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nội dung thường xảy ra tranh chấp lao động; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động. Đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp, xung đột, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm tới việc đảm bảo quyền lợi của người lao động thông qua việc tổ chức các hội nghị người lao động
Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động, công tác thông tin thị trường lao động để hỗ trợ các bên thông tin phục vụ hoạt động đối thoại, thương lượng. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, công đoàn đối với người lao động và người sử dụng lao động, nhất là cho doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên địa bàn. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở đối với công nhân lao động khu công nghiệp, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở đối với công nhân lao động khu công nghiệp, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở xã hội. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở, công trình phúc lợi đáp ứng nhu cầu công nhân lao động khu công nghiệp. Đề xuất phương án xử lý đối với trường hợp chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động để làm căn cứ giải quyết chế độ cho người lao động. Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách phát huy nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa văn hóa thể thao; tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần công nhân lao động.
 Về nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, thành phố Hà Nội tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện cho người lao động trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Tổ chức tốt việc tuyên truyền vận động, phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia vào hệ thống Liên đoàn Lao động Thành phố. Đổi mới mạnh mẽ hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, làm chỗ dựa vững chắc hỗ trợ cho công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp trong quan hệ lao động. Đặc biệt là việc hướng dẫn Liên đoàn lao động các quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện một cách thống nhất chức năng đại diện cho người lao động theo quy định của pháp luật (ở những nơi chưa thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở) khi tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động; hỗ trợ Liên đoàn các quận, huyện, thị xã, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối thoại hợp tác với người sử dụng lao động khi có tranh chấp lao động xảy ra. Thực hiện có hiệu quả biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để cho tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp thực sự vững mạnh, để tham gia đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 145/Ctr-UBND-LĐLĐ ngày 28/7/2016 ký giữa UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội. Phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã trong việc hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể thông qua việc tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đối thoại và kỹ năng thương lượng cho các bên trong quan hệ lao động; tăng cường các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để các bên tham gia có hiệu quả vào các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết, nhất là các nội dung đối thoại, thương lượng về tiền lương, tiền thưởng và các điều kiện lao động cơ bản, các chế độ khuyến khích khác có tính chất lợi ích cho người lao động trong doanh nghiệp. Hỗ trợ các bên nâng cao tính thực chất của các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo hướng có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật; có chương trình, kế hoạch thúc đẩy, mở rộng các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể để góp phần từng bước xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ hiệu quả đối với các bên tham gia đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể ở phạm vi nhóm doanh nghiệp và cấp ngành để thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Hồng Phượng
 
TAG: lao động Quan Hệ trọng Tài Đình Công thương Lượng
Tin khác
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5
TP.HCM: Hơn 2.600 lượt công nhân được vay vốn lãi suất ưu đãi từ CEP
Nghệ An: Chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động
TP.HCM: Các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tuyển hơn 1.500 vị trí việc làm
Hà Nội: Nhiều giải pháp đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động
Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La thăm và làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Lạng Sơn tích cực chuẩn bị triển khai Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần