Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Hà Nội: Gần 1.563 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng khó khăn do dịch Covid-19
09:00 AM 16/10/2021
(LĐXH) - Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã tác động tiêu cực và gây ảnh hưởng nghiêm trọng và đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, trong đó đối tượng chịu tác động trực tiếp là các doanh nghiệp, người lao động nói chung, đặc biệt là người lao động tự do, người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội.
Từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây nhiều tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế-xã hội và tình hình sản xuất kinh doanh của nhân dân trên địa bàn Hà Nội. Nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, phải thu hẹp quy mô hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động; một số ngành nghề kinh doanh dịch vụ phải tạm đóng cửa, dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND Thành phố để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19... Trước thực trạng đó, Thành phố cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, người lao động, hộ kinh doanh và các thành phần kinh tế khác đứng vững, ổn định cuộc sống, giảm thiểu tiêu cực có thể phát sinh.
Hỗ trợ người dân gặp khó khăn quận Long Biên
Ngày 09/8/2021, liên ngành Lao động TB&XH; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội; Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội đã trình UBND Thành phố tại tờ trình số 4592/TTrLN:LĐTBXH-TC-KHĐT-HHNN-NHCSXH về việc đề nghị UBND Thành phố xem xét, chuyển nguồn vốn ngân sách Thành phố năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH Thành phố số tiền 500 tỷ đồng (Năm trăm tỷ đồng) để cho người lao động trên địa bàn Thành phố vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ngày 26/8/2021 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 4026/QĐ-UBND bổ sung 500 tỷ đồng để cho người lao động trên địa bàn Thành phố vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tính đến ngày 13/10/2021 đã thực hiện được 238,631 tỷ đồng.
Đến nay, các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành có liên quan đang rất khẩn trương hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cũng như tiếp nhận hồ sơ để được hỗ trợ theo quy định. Các quận, huyện, thị xã cũng đã ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo và thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác, hội đồng thẩm định hồ sơ để tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định hồ sơ giải quyết chế độ cho đối tượng theo quy định.
Đặc biệt, thành phố còn tiếp tục rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết so với quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó,, người lao động chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể gửi hồ sơ đến Trung tâm DVVL và 15 Điểm, Sàn giao dịch việc làm đặt tại một số quận, huyện, thị xã (theo quy định chỉ gửi hồ sơ đến Trung tâm DVVL thuộc Sở Lao động TB&XH ); sau khi rà soát Trung tâm Dịch vụ việc làm gửi danh sách những người đủ điều kiện hưởng hỗ trợ đến Sở Lao động TB&XH để phê duyệt được thực hiện 4 lần/tháng (theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là 02 lần/tháng).
Rút ngắn 05 thủ tục hành chính giảm thời gian giải quyết so với quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và và so với quy định trước đây đối với lao động tự do theo Nghị quyết số 42/NQ-CP. Đến nay, tổng số ngày được rút ngắn thời gian giải quyết 05 TTHC so với Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và so với quy định trước đây đối với lao động tự do theo Nghị quyết số 42/NQ-CP là 07 ngày.
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68, Nghị quyết 126 của Chính phủ về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19; Nghị quyết 116 về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở LĐ- TBXH thành phố Hà Nội cho biết, tính đến ngày 14/10/2021, toàn thành phố đã hỗ trợ cho các đối tượng với tổng kinh phí 1.562,904 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 1.169,545 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 393,358 tỷ đồng).
Ảnh minh họa
Cụ thể, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 1,750 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội với kinh phí 871,780 tỷ đồng (trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho trên 1,722 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh với kinh phí 821,562 tỷ đồng).
(1)    Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Bảo hiểm xã hội Thành phố đã thực hiện hỗ trợ giảm mức đóng quỹ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho 89.501 đơn vị với 1,423 triệu lao động, tổng số tiền thực hiện hỗ trợ giảm đóng là 195,9 tỷ đồng.
(2)    Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Bảo hiểm xã hội Thành phố đã ra quyết định và thực hiện dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất cho 133 đơn vị với 9.403 người lao động, số tiền tạm dừng đóng là 69,66 tỷ đồng.
(3)    Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động: Đến nay, Sở Lao động TB&XH chưa nhận được hồ sơ nào của người sử dụng lao động.
(4)    Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: 30 quận, huyện, thị xã đã quyết định hỗ trợ 305.569 lao động tạm hoãn HĐLĐ với kinh phí là 129,81 tỷ đồng (trong đó, đã chi trả cho 28.623 lao động với số tiền 121,18 tỷ đồng). Các quận, huyện: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Ba Đình, Hoàn Kiếm đã có kết quả tương đối tốt đối với nhóm chính sách này.
(5)    Hỗ trợ người lao động ngừng việc: 20/30 quận, huyện (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Trì) quyết định hỗ trợ cho 1.584 lao động ngừng việc với số tiền 2,43 tỷ đồng (trong đó, đã hỗ trợ cho 1.569 lao động ngừng việc với số tiền 2,41 tỷ đồng).
(6)    Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện hỗ trợ cho 30 người lao động với số tiền 132,3 triệu đồng.
(7)    Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị covid-19, cách ly y tế: Bộ Tư lệnh Thủ đô và 25 quận, huyện (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa) đến nay đã phê duyệt hỗ trợ tiền ăn cho 15.920 người, gồm: F0, F1 và hỗ trợ thêm tiền ăn cho trẻ em là F0,F1 với kinh phí hỗ trợ là 22,18 tỷ đồng (trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 15.900 người với kinh phí hỗ trợ là 22,11 tỷ đồng).
(8)     Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật: Sở Văn hoá Thể thao đã phê duyệt và thực hiện chi trả hỗ trợ cho 99 người với số tiền 367,29 triệu đồng.
(9)     Hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch: Sở Du lịch ra quyết định hỗ trợ cho 1.158 người lao động là hướng dẫn viên du lịch với số tiền 4,29 tỷ đồng (trong đó đã hỗ trợ cho 841 người với số tiền 3,12 tỷ đồng).
(10)     Hỗ trợ hộ kinh doanh: Đến nay có 30/30 quận, huyện đã phê duyệt được 14.379 hộ kinh doanh với số tiền 43,13 tỷ đồng (trong đó, đã hỗ trợ cho 12.648 hộ với kinh phí là 37,94 tỷ đồng). Hoàn Kiếm, Hà Đông là 02 địa phương thực hiện tốt nhóm này.
(11)   Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do): 30/30 quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 251.932 lao động tự do với số tiền 377,89 tỷ đồng (trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 228.607 lao động với số tiền 342,91 tỷ đồng). Các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Hoàng Mai, Hoài Đức, Ba Đình, Thanh Trì đã phê duyệt và thực hiện tương đối nhanh nhóm chính sách này.
(12)   Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Ngân hàng Chính sách ra quyết định cho 32 đơn vị vay vốn để trả lương ngừng việc cho 5.924 lượt người lao động với số vốn cho vay là 25,88 tỷ đồng (trong đó, đã thực hiện cho 32 đơn vị vay 25,73 tỷ đồng để trả lương ngừng việc cho 5.892 lượt người lao động).
Như vậy, thành phố đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 11 nhóm trong số 12 nhóm chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, còn 1 nhóm chưa có kết quả phê duyệt hỗ trợ do chưa nhận được hồ sơ của đối tượng là nhóm "Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động".
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
TAG: Hà NộI Covid-19 Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP Quyết định 23/2021/QĐ-TTg Sở Lao động TB&XH
Tin khác
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp