An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Hà Nội: Đối thoại với các doanh nghiệp về công tác an toàn vệ sinh lao động
02:35 PM 25/10/2019
(LĐXH) - Sáng 25/10/2019, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Đối thoại với các doanh nghiệp về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2019.
Tham dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội và ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động Thành phố, Phó Chủ tịch Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội; đại diện Lãnh đạo Cục An toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Đại diện các thành viên của Hội đồng ATVSLĐ thành phố Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội, Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội); các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Việc làm, an toàn lao động; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đối thoại các vấn đề thường xảy ra trong thực tiễn sản xuất như: Điều tra về tai nạn lao động, xử phạt hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh lao động; những yêu cầu về quản lý máy móc thiết bị, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động; những vấn đề về quan trắc môi trường lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động; những vấn đề về bảo hiểm khi có sự cố về tai nạn lao động; Các vấn đề về công tác Phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị; các vấn đề về biện pháp xử lý sự cố khẩn cấp.

Nhiều ý kiến của đại diện các đơn vị, doanh nghiệp về ATVSLĐ đã được gửi đến Hội đồng. Đối với nhóm vấn đề về huấn luyện ATVSLĐ, các ý kiến cho rằng thời gian huấn luyện quá dài; khó sắp xếp cho lao động tham gia huấn luyện mà không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; quy định đối tượng tham gia huấn luyện chưa hợp lý.

Đối với nhóm vấn đề này, Hội đồng ATVSLĐ Thành phố cho rằng đây là vấn đề có tính chất quan trọng, chương trình bắt buộc chung, có quy định phần nội dung phù hợp chuyên ngành của ATVSLĐ. Thời gian huấn luyện dài nhằm đảm bảo nội dung huấn luyện lần đầu nên người sử dụng lao động phải chủ động bố trí, sắp xếp trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh.


Quang cảnh buổi đối thoại
Đối với nhóm vấn đề về chế độ, chính sách ATVSLĐ cho người lao động, nhiều đại biểu nêu ý kiến cần bổ sung phương pháp xác định đặc điểm, điều kiện lao động và thống nhất văn bản đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc có được xem là tai nạn lao động.

Trả lời về vấn đề này, Hội đồng ATVSLĐ Thành phố cho rằng sẽ nghiên cứu và bàn thảo về quy định xác định ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thống nhất thực hiện. Theo Hội đồng thành phố, hiện nay, chế độ tai nạn lao động đang dần trở thành chính sách an sinh xã hội hữu ích nhằm chia sẻ gánh nặng cho người lao động. Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đối thoại nhiều vấn đề thiết thực như: Hoạt động hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; những quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; vấn đề bảo hộ lao động; quy định huấn luyện PCCC cứu nạn cứu hộ và xử lý vi phạm trong công tác phòng cháy chữa cháy, khám bệnh nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, ý kiến của các đơn vị đã được Hội động ATVSLĐ thành phố, các chuyên gia Cục An toàn lao động, Sở Lao động TB&XH trả lời đầy đủ theo các quy định hiện hành, các vấn đề bất cập của các quy định pháp luật đã được ghi nhận tại buổi làm việc để làm cơ sở, căn cứ đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định của các Thông tư, Nghị định đang được Cục An toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội soạn thảo
.
Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Hồng Dân khẳng định qua nhiều kênh khác nhau, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giải đáp, trao đổi tháo gỡ các vấn đề của doanh nghiệp. Đồng thời, Hội đồng thành phố lắng nghe, tiếp thu tất cả các ý kiến để tham mưu Thành phố chỉ đạo thực hiện Luật VSATLĐ tốt hơn trong thời gian tới.
Duy Hưng
TIN LIÊN QUAN
TAG: Đối Thoại Hội đồng An toàn vệ sinh lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Hồng Dân Sở LĐTBXH
Tin khác
Đề xuất tăng mức lương tối thiểu lên 6% từ ngày 01/7/2024
Hà Nội: Hỗ trợ 2000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động