Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Giao quyền tự chủ phải gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
07:12 AM 24/01/2018
(LĐXH)- Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đào Ngọc Dung, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH tại buổi làm việc với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc tổng kết công tác năm 2017 và kế hoạch triển khai nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2018 vào ngày 23/1.
Tham dự và chỉ đạo có Bộ trưởng Đào Ngọc Dung; các Thứ trưởng: Doãn Mậu Diệp, Đào Hồng Lan, Lê Tấn Dũng, Lê Quân; bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cùng lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị và lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Quang cảnh buổi làm việc của Ban Cán sự Đảng với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Năm 2017 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong việc thống nhất quản lý Nhà nước, phát triển hệ thống GDNN và vận hành theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Khi Bộ Lao động – TBXH chính thức được Chính phủ giao quản lý thống nhất hệ thống GDNN, Bộ đã hoàn thành việc bàn giao chức năng quản lý Nhà nước về GDNN đối với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (trừ các trường sư phạm) từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – TBXH; đồng thời, thực hiện chuyển giao, kiện toàn tổ chức bộ máy và sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN thuộc phạm vi quản lý từ Trung ương đến địa phương; hướng dẫn các cơ sở GDNN xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đào tạo thường xuyên.
Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu chỉ đạo lĩnh vực GDNN
tập trung vào 3 vấn đề có tính chất cơ bản và đột phá
Đến nay, đã có 15 Bộ, ngành và địa phương rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng: sáp nhập các trường trên cùng địa bàn, giải thể trường hoạt động không hiệu quả, sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng, sáp nhập trường cao đẳng, trung cấp vào trường đại học; hiện tại, cả nước có 1.974 cơ sở GDNN (giảm 15 cơ sở) trong đó cơ sở GDNN ngoài công lập chiếm 44%. Nhờ vậy, công tác tuyển sinh năm 2017 đã có những chuyển biến tích cực, đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhất là tuyển sinh trung cấp đầu vào là THCS; chất lượng đào tạo được cải thiện (tỷ lệ học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 70%, ở một số nghề đạt trên 90% với mức thu nhập bình quân từ 7 - 10 triệu đồng/tháng). Trong năm đã tuyển sinh được 2,2 triệu người, trong đó: tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540 nghìn người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.660 nghìn người. Hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 600 nghìn lao động nông thôn học nghề  và hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 20.000 người khuyết tật...
Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Nguyễn Thị Hằng
tham gia góp ý về một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GDNN vẫn còn những mặt hạn chế như: cơ cấu đào tạo GDNN còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25%. Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh tế. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.., kỹ năng khởi nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp của học sinh ở trình độ trung cấp, cao đẳng còn cao. Mạng lưới cơ sở GDNN còn chồng chéo, phân tán, trùng lắp ngành, nghề đào tạo; chưa hình thành được các trường chất lượng cao đạt trình độ quốc tế; chậm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở GDNN công lập. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý Nhà nước về GDNN ở các Bộ, ngành và địa phương còn thiếu, yếu, phần lớn thực hiện kiêm nhiệm.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng lĩnh vực GDNN phải có dự báo thị trường lao động để định hướng đào tạo
Năm 2018, để thực hiện mục tiêu tuyển sinh đạt 2,2 triệu người, phấn đấu giảm tối thiểu 2,5% số cơ sở GDNN công lập và 2,5% cơ sở GDNN công lập tự chủ về tài chính, giảm 2,5% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở GDNN công lập, lĩnh vực GDNN tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu đó là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về GDNN, tạo hành lanh pháp lý để đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Tăng cường và đổi mới công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, xã hội về GDNN, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu tuyển sinh GDNN. Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuẩn bị lộ trình đổi mới, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDNN. Xây dựng các chuẩn áp dụng trong GDNN, đổi mới tổ chức đào tạo tiếp cận với các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới. Tăng cường các giải pháp gắn kết với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là một chủ thể trong quá trình đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa GDNN với thị trường lao động trong và ngoài nước. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước và trong quản lý, đào tạo ở các cơ sở GDNN. Tăng cường hợp tác quốc tế. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển GDNN đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đề nghị quy hoạch mạng lưới GDNN phải gắn với các địa phương,
vùng trọng điểm kinh tế để lao động sau nghề có việc làm ổn định
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung biểu dương các kết quả lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói chung và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ khi thống nhất quản lý Nhà nước, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, cam kết trả lại học phí nếu học sinh không có được việc làm với mức thu nhập thỏa đáng sau khi tốt nghiệp. Nhận thức của người dân, xã hội về GDNN đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều gia đình đã động viên, ủng hộ con em học nghề như là một lựa chọn bình thường chứ không phải là miễn cưỡng như trước kia để nhanh chóng tham gia vào thế giới việc làm, thị trường lao động. Công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và bộ chương trình chuyển giao cũng đã và đang thực hiện để triển khai đào tạo thí điểm theo chuẩn của Úc từ tháng 1/2018...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần có đánh giá cụ thể, nhìn lại xem thời gian qua lĩnh vực này đã làm được những gì, đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao năng suất lao động. Chất lượng GDNN còn thấp, mới chỉ tập trung vào những nghề sẵn có, chưa đào tạo cái mà xã hội cần, nhu cầu thực tiễn cần; mạng lưới cơ sở GDNN còn cồng kềnh, hiệu quả chưa cao nên cần có nhiều giải pháp tổng thể, theo hướng toàn diện các giải pháp trong đó chọn những giải pháp có tính chất tập trung chỉ đạo.
Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng lĩnh vực GDNN cần phát huy tốt vai trò chủ động của các địa phương
Mục tiêu lớn của công tác GDNN là góp phần có hiệu quả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là đòi hỏi thiết tha của mỗi quốc gia, dân tộc nhất là khi cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra. Vậy nên, trong 8 nhóm giải pháp mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đưa ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị tập trung vào 3 vấn đề có tính chất cơ bản và đột phá. Thứ nhất là trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở giáo dục gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá, sự kiểm soát độc lập cùng sự giám sát của xã hội, đặc biệt trao quyền tự chủ phải gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Thứ hai, xây dựng các chuẩn áp dụng trong GDNN, nghiên cứu đưa ra định mức nghề, nhất là với các đề trọng điểm. Thứ ba là kết nối GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững, an sinh xã hội vì GDNN không thể tách khỏi an sinh xã hội, nó liên quan đến việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo lại cho số người yếu thế.
Đ
Thứ trưởng Lê Quân nhấn mạnh vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin
phải ưu tiên số một để gắn với kiểm định chất lượng và kiểm soát hệ thống GDNN
ể thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng cho nguồn nhân lực, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị cần tạo ra một thị trường đào tạo năng động, có chất lượng để tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn, làm sao để giới trẻ chủ động được đào tạo, chuẩn bị cho tương lai. Bên cạnh đó, việc quy hoạch hệ thống các cơ sở GDNN phải bám theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 về đổi mưới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực và tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN. Đồng thời, sắp xếp lại bộ máy, đảm bảo để Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực sự đủ sức làm tốt công tác quản lý Nhà nước; chấn chỉnh, tăng cường đội ngũ làm công tác này ở tuyến tỉnh, tuyến huyện; tăng cường kỹ năng thực hành cho đội ngũ nhà giáo. Bên cạnh đó là tập trung tăng cường và đổi mới công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của người dân, xã hội về giáo dục nghề nghiệp
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Bí thư Ban Cán sự, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đã giao Thứ trưởng Lê Quân chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Văn phòng Bộ hoàn thiện báo cáo trên cơ sở tiếp thu ý kiến các đại biểu. Từ đó, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ban cán sự Đảng bộ Bộ Lao động - TBXH về việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDNN trong thời gian tới và Nghị quyết này sẽ xuyên suốt hệ thống toàn ngành.

Chí Tâm

TAG: Giáo dục nghề nghiệp tự chủ chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Tin khác
Hà Nội: Hỗ trợ 2000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024