Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Giảm thiểu bạo lực trẻ em - bắt đầu từ chính mỗi gia đình
03:37 PM 11/06/2020
LĐXH - Xâm hại và bạo lực không chỉ ảnh hưởng tới thể chất đơn thuần mà còn ảnh hưởng tới tri thức, sự phát triển và nhận thức của trẻ làm ảnh hưởng tới nguồn vốn nhân lực trong tương lai, tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia... Do đó, xã hội phải ngăn chặn bạo lực trong gia đình, tại trường học, nơi công cộng và nơi làm việc; thay đổi những định kiến về giới, để mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai trở thành những tác nhân thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới.

Trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam. Trong nhiều gia đình, bạo lực được sử dụng làm phương tiện để thiết lập hệ thống phân cấp của nam giới và củng cố nam tính. Vấn đề này thường ảnh hưởng bởi khả năng tài chính, trình độ học vấn của cha mẹ và các vấn đề khác như lạm dụng rượu hoặc ma túy. Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra.

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng bạo lực trong gia đình là sự vi phạm đến nhân quyền của con người. Bạo lực khiến phụ nữ cảm thấy tự ti, rụt rè, trốn tránh xã hội... gây ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý của họ. Trẻ em thường bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực sẽ phát sinh những vấn đề về hành vi, cảm xúc; ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển nhân cách; kỹ năng xã hội hạn chế khi trưởng thành; có xu hướng gặp phải lo âu, trầm cảm khi trưởng thành cao hơn những đứa trẻ bình thường khác. Số liệu cho thấy, ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình cũng tăng từ 30-300%.

Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng dẫn chứng từ thiết bị Scan MRI (quét não bộ) đo chỉ số IQ của trẻ em cho thấy, nếu trẻ em bị xâm hại, bạo lực hay là nhân chứng của những hành động này trong 3 năm đầu đời, hàm lượng chất xám bị giảm đi đáng kể. Đặc biệt, trẻ em là nhân chứng và lớn lên trong môi trường bạo lực sẽ bị ảnh hưởng đến ADN và có xu hướng tiếp tục gây ảnh hưởng cho những thế hệ sau trong tương lai. "Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo hành đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ. Bạo lực gia đình hiện không chỉ nhằm vào phụ nữ mà còn nhằm vào cả trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Các nghiên cứu và thực tế đã cho thấy trẻ em chịu hoặc chứng kiến bạo lực gia đình sẽ không thể phát triển hài hòa cả về thể chất, tinh thần và nhân cách như những đứa trẻ bình thường khác", bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Học sinh vẽ tranh lên án bạo lực đối với trẻ em (Ảnh minh họa)

Xâm hại và bạo lực không chỉ ảnh hưởng tới thể chất đơn thuần mà còn ảnh hưởng tới tri thức, sự phát triển và nhận thức của trẻ làm ảnh hưởng tới nguồn vốn nhân lực trong tương lai, tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia... Do đó, xã hội phải ngăn chặn bạo lực trong gia đình, tại trường học, nơi công cộng và nơi làm việc; thay đổi những định kiến về giới, để mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai trở thành những tác nhân thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới.

Trong thời gian qua, do dịch Covid-19, phải giãn cách xã hội dẫn đến sự hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác kèm theo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu... đã làm tăng bạo lực gia đình, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong tháng 4/2020, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn tâm lý. Riêng Tổng đài ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 1900969680 đã tiếp nhận 347 cuộc gọi của những người phụ nữ cần hỗ trợ, tăng 7 lần so với cùng kỳ năm 2019. Công tác phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để tham vấn, tư vấn và giải quyết khẩn cấp cho các trường hợp phụ nữ cần hỗ trợ về bạo lực cũng tăng lên 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 30 trường hợp giải cứu khẩn cấp. Phòng Tham vấn của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) có 511 người đến tham vấn trực tiếp, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, số phụ nữ đến các Ngôi nhà bình yên ở Hà Nội và Cần Thơ trong thời gian này là 72 người, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xoay quanh vấn đề bạo lực trẻ em, các chuyên gia cho rằng việc đầu tiên là cần thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới ở các cấp, các ngành và trong các tầng lớp nhân dân… Để làm được điều này, phải có sự  đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… để từ đó, nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt lắng nghe ý kiến đóng góp của trẻ; coi trẻ như những người tham gia tích cực với đầy đủ quyền cũng là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới mà trong đó trẻ em không bị bạo lực. Đặc biệt, chính quyền địa phương cần tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo vệ trẻ em; cần có ngân sách và nguồn lực để xây dựng hệ thống bảo vệ phụ nữ và trẻ em hiệu quả. Đồng thời, cần tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; nâng cao nhận thức về bạo lực giới; cộng đồng có trách nhiệm giám sát, trình báo về những vụ việc bạo lực gia đình, góp phần chấm dứt bạo lực giới…

Việc xây dựng một trung tâm hỗ trợ liên ngành, bao gồm tất cả các dịch vụ pháp lý, y tế, giáo dục, công an..., để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em cũng được đề xuất tới và hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đang xây dựng đề án xây dựng mô hình này để trình và thí điểm trong năm 2020.

Đăng Doanh

TAG: bạo lực giới bạo hành trẻ em xâm hại trẻ em bảo vệ trẻ em bao
Tin khác
Quảng Bình: Chú trọng thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Hà Tĩnh: Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Hà Tĩnh: Tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Hà Nội: Thực hiện hiệu quả công tác uỷ thác cho vay vốn tín dụng chính sách
Quận Bắc Từ Liêm: Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách người có công
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công