Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
04:22 PM 14/05/2019
(LĐXH)- Đào tạo gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động được coi là giải pháp đột phá, đồng thời đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp phân luồng học sinh khối phổ thông vào học nghề.
Ngày 14/5, tại Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động năm 2019. Dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH); ông Khuất Văn Thành - Thành ủy viên, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội.
Lãnh đạo các trường nghề và doanh nghiệp ký kết đào tạo tại Hội nghị
Hội nghị nhằm mục đích tăng cường công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN); thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, người học và xã hội về GDNN; đổi mới phương pháp tư vấn định hướng về nghề nghiệp – việc làm nhằm giúp học sinh, sinh viên và người lao động chọn nghề và kiếm việc làm phù hợp.
Hội nghị cũng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề; tăng cường công tác truyền thông thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, người học và xã hội về GDNN; tư vấn hướng nghiệp, giúp học sinh, sinh viên, người lao động chọn nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp; trình diễn kỹ năng nghề nghiệp để tạo hình ảnh quảng bá đối với lĩnh vực GDNN nhằm tạo hiệu ứng thu hút học sinh vào học nghề.
Đồng thời thúc đẩy mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở GDNN với hệ thống doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển dụng lao động sau học nghề.
Hội nghị thu hút đông đảo các doanh nghiệp, phụ huynh học sinh và các em bậc trung học
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết: Trong những năm qua, GDNN đã từng bước đổi mới và phát triển, đạt được nhiều thành tựu nổi bật cả về quy mô, số lượng, chất lượng, loại hình đào tạo, cơ cấu ngành nghề.
GDNN tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tay nghề, trình độ kỹ năng, tác phong công nghiệp là yếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội; là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người , yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Sau khi Luật GDNN chính thức được triển khai thực hiện, hoàn tất công tác chuyển giao GDNN về ngành LĐTB&XH quản lý, vai trò của GDNN càng trở nên quan trọng, nhất là trong thời điểm cả nước nói chung cũng như Thủ đô Hà Nội nói riêng đang tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, việc xây dựng và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển GDNN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo phải tích cực triển khai thực hiện.
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội nhấn mạnh: Đào tạo gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động được coi là giải pháp đột phá, đồng thời đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp phân luồng học sinh khối phổ thông vào học nghề.
Trình diễn nghề trong khuôn khổ Hội thảo
Trong khuôn khổ hội nghị Gắn kết GDNN với thị trường lao động năm 2019 đã diễn ra 4 nội dung: Tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp; ký kết hợp tác giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp sử dụng lao động; tổ chức phiên giao dịch việc làm; trình diễn kỹ năng nghề nghiệp.
Đặc biệt, hội nghị có sự tham gia của hơn 5.000 học sinh, sinh viên, người lao động tại huyện Chương Mỹ và các huyện lân cận. Cùng với đó, có 25 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với hơn 1.000 chỉ tiêu lao động, 24 doanh nghiệp đại diện cho 512 doanh nghiệp đăng ký hợp tác với các cơ sở GDNN tham gia ký kết đặt hàng đào tạo và nhiều nội dung hợp tác.
Theo Sở LĐTB&XH Hà Nội, nhiều năm qua, Hà Nội đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN, đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong năm 2018, các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố đã hợp tác với 753 doanh nghiệp với nhiều nội dung, hình thức phối hợp đa dạng.
Trong công tác hợp tác với các doanh nghiệp của các cơ sở GDNN trên địa bàn, nhiều đơn vị thực hiện có hiệu quả và cách thức gắn kết với các đối tác bền vững như: Trường CĐ Nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội, Trường CĐ Nghề công nghệ cao Hà Nội, Trường CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội, Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, Trường Trung cấp nghề nấu ăn – nghiệp vụ du lịch thời trang Hà Nội, Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội…
Trong 4 tháng đầu năm 2019, các cơ sở GDNN đã hợp tác với 512 doanh nghiệp với chỉ tiêu đặt hàng đào tạo và tuyển dụng là trên 15.300 người với nhiều nội dung khác nhau./.
Dương Thìn
TAG: Giáo dục nghề nghiệp dạy Nghề
Tin khác
Tăng cường sự tham gia của Phụ nữ, người khuyết tật và hoà nhập cộng đồng trong GDNN lĩnh vực Logistic
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành  kiểm định chất lượng 10 chương trình đào tạo
Thái Nguyên: Tăng cường công tác thể dục, thể thao trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cần Thơ chú trọng công tác giáo dục nghề nghiệp
Úc và Việt Nam hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
Giải bóng đá học sinh sinh viên trường Cao đẳng Quảng Nam – Tạo nền tảng thể lực để kiến tạo tương lai
Màn chào sân ấn tượng của những ngành học mới tại Ngày hội Tuyển sinh Bách khoa
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố mức điểm sơ tuyển năm 2024 theo phương thức xét tuyển học bạ và ĐGNL
TP.HCM: Gần 790 thí sinh dự tranh tài tại Hội thi Học sinh, sinh viên giỏi nghề lần thứ 15