Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Đồng Nai: Hiệu quả từ mô hình nhân rộng nuôi dê tại Trảng Bom
02:42 PM 19/11/2018
(LĐXH) - Bà Lục Cẩm Hồng – Phó Ban thường trực Giảm nghèo huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết: “ Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng toàn thể nhân dân trong việc giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân mà công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Trảng Bom đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần quan trọng tạo nên bước đột phá trong công tác xóa đói, giảm nghèo nơi đây. Qua đó giúp bà con từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Mô hình nuôi dê hiệu quả được nhân rộng ở huyện Trang Bom, tỉnh Đồng Nai

Theo báo cáo của phòng LĐ-TB&XH huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết: Năm 2017  toàn huyện có 740 hộ nghèo  (tỷ lệ 0,94% so với tổng số hộ dân);  286 hộ cận nghèo ( tỷ lệ 0,36% tổng số hộ dân).

Trong năm 2017 để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, các cấp chính quyền xã đã tiến hành tập trung mọi nguồn lực để triển khai các chính sách, mô hình xóa đói giảm nghèo nhằm giúp người nghèo có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Ngoài ra, huyện cũng tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về giảm nghèo, vận động, hướng dẫn các đoàn thể và nhân dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, góp phần đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tăng thu nhâp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực, chương trình giảm nghèo của huyện trong thời gian qua đã khơi dậy được ý thức tự vươn lên của các hộ nghèo. Qua đó, số hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể, cùng với đó là định hình một số mô hình giảm nghèo mang lại hiệu quả cao ở các địa phương để làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cũng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các hội, đoàn thể hướng dẫn, xác nhận và cho các hộ vay vốn. Mặt khác, huyện cũng thực hiện tốt công tác an sinh xã hội cho số hộ nghèo, cận nghèo của xã đã đều được cấp Bảo hiểm y tế. Đặc biệt từ năm 2015 đến  2017, từ nguồn Ngân sách của Tỉnh đã triển khai hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nhằm hỗ trợ thiết thực cho các hộ thoát nghèo, vươn lên ồn định cuộc sống. Nhiều dự án mô hình thoát nghèo đã được triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình chăn nuôi dê, bò (năm 2015) và mô hình chăn nuôi dê (năm 2016, 2017).

Trong năm 2017,  huyện được UBND tỉnh phân bố 800 triệu đồng để thực hiện chính sách dự án “ Nhân rộng mô hình nuôi dê huyện Trảng Bom” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Triển khai dự án, Thường trực BCĐ giảm nghèo huyện đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, phòng LĐ-TB&XH tổ chức cuộc họp triển khai dự án với thành phần tham dự gồm: Thành viên Ban quản lý (BQL) dự án và các xã tham gia dự án. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các thành viên BQL dự án cùng thống nhất về mô hình nuôi dê để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo tham gia dự án năm 2017.

Cùng với đó, Ban giảm nghèo các xã sẽ tiến hành chọn đối tượng số hộ thực sự nghèo tại địa phương, có khả năng tham gia dự án, cung cấp danh sách về phòng LĐ-TB&XH huyện. Hộ nghèo, hộ cận nghèo được chọn theo đúng tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm, có khả năng thực hiện dự án. Cuộc họp xét chọn đối tượng ở địa phương được tập trung hộ nghèo, hộ cận nghèo của ấp tham dự ( tối thiểu 50%) để công khai xét chọn. Cuộc họp có ghi văn bản cụ thể, rõ rằng danh sách bình xét của ấp, xã kèm theo.

 Trên cơ sở danh sách bình xét của xã gửi lên, có với 14 xã – TT có hộ nghèo, cận nghèo tham gia dự án gồm: Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Trầu, Bàu Hàm, Sông Thao, Trung Hòa, Đông Hòa, Đồi 61, An Viễn, Quảng Tiến, Hố Nai 3, Giang Điền và Thị trấn Trảng Bom. Thường trực BCĐ giảm nghèo huyện phối hợp cùng các xã – TT tổ chức đi thẩm định rà soát đúng đối tượng xét chọn tham gia dự án. Ngoài ra, tổ chức đi cơ sở để kiểm tra, nghiệm thu chuồng trại( thông báo,biên bản kèm theo).BQL dự án quán triệt rõ ràng mục tiêu, yêu cầu của dự án và tinh thần trách nhiệm của hộ nghèo, hộ cận nghèo khi tham gia thực hiện dự án, đồng thời nhắc nhở, đôn đốc các hộ khẩn trương hoàn thành việc làm chuồng trại cho kịp tiến độ thời gian đã quy định.

 Về công tác hỗ trợ con giống, BQL dự án huyện phối hợp cùng với UBND các xã giới thiệu và chọn cơ sở nuôi dê Đức Trung (ấp 3, Sông Trầu) cho hộ. Hộ sẽ trực tiếp để lựa chọn giống theo nhu cầu của hộ. Trại dê có các loại con giống dê cái, cụ thể có 2 loại: Dê giống Bo lai F1 và dê giống Bách Thảo lai Bo. Lứa giống dê cũng có nhiều loại khác nhau: Dê dự bị( 18kg-25kg), dê bầu( 25kg-50kg), dê nhỏ<15kg, dê giống đực…có đủ các loại để các hộ lựa chọn.

Mỗi hộ nuôi dê được dự án hỗ trợ tiền 8.400.000 đồng để mua giống dê cái Bo lai F1, giá giống tính theo ký là: 140.000đ/ký. Tổng số ký được hỗ trợ ứng với số tiền hỗ trợ là 60 ký/một hộ. Các hộ nhìn chung bỏ thêm vốn từ vài trăm đến vài triệu để bù thêm vào tiền giống nuôi do dự án hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các hộ tham gia dự án sẽ phải tự bỏ vốn làm chuồng trại (dự án không hỗ trợ tiền chuồng), và bỏ thêm tiền để đầu tư thêm con giống và bỏ công thời gian chăm sóc con giống nuôi đạt hiệu quả. Hộ tham gia dự án sẽ ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung cấp giống (Hợp đồng ký kết sẽ được lập thành 04 bản: 01 bản cho hộ gia điình, 01 bản cho nhà cung cấp giống, 01 bản cho UBND xã, 01 bản cho BQL dự án), khi giao nhận con giống cho hộ sẽ có lịch giao nhận tại UBND xã( hoặc tại cơ sở giống), có sự tham gia của UBND xã, Thường trực BQL dự án, hộ gia đình và nhà cung cấp giống. Sauk hi có biên bản bàn giao con giống và thanh lý hợp đồng cụ thể giữa các bên , TT. Ban quản lý dự án( Phòng LĐ-TB&XH huyện) sẽ lập danh sách cấp tiền và giao tiền cho đại diện UBND xã đại diện cho các hộ thanh toán lại cho nhà cung cấp, có sự chứng kiến của Đại diện BQL dự án và UBND các xã. Sau khi hoàn tất các thủ tục, BQL dự án phối hợp cùng chủ cơ sở giống giao con giống về tận nhà cho các hộ.

 Chia sẻ về kết quả sau khi thực hiện dự án, Bà Lục Cẩm Hồng cho biết: “ Sau 1 năm triển khai thực hiện Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo nuôi dê năm 2017 huyện Trảng Bom đã giúp đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo có công ăn việc làm ổn định, tận dụng thêm thời gian rảnh rỗi, tận dụng nguồn cỏ, lá cây dồi dào tự nhiên ở địa phương, không phải đầu tư bỏ vốn chi phí mua thức ăn hàng ngày. Giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện học hỏi về cách làm, kinh nghiệm trong chăn nuôi theo thời gian tăng đàn với quy lớn dần phát triển

Việc tổ chức triển khai thực hiện dự án có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên BQL dự án Huyện và địa phương, có sự phân công, giao việc cụ thể cho từng ngành, từng cấp đảm bảo theo đúng quy trình thủ tục đề ra từ công tác chọn hộ, chọn giống, kiểm tra, thẩm định hộ, kiểm tra cách làm chuồng trại, tổ chức tập huân kỹ thuật chăn nuôi. Đồng thời chỉ đạo bộ phận thú y xã tiêm ngừa để phòng chống các dịch bệnh cho vật nuôi.

Ngoài ra, cấp ủy, UBND các xã đã thể hiện vai trò chỉ đạo trực tiếp, chặt chẽ ở cơ sở trong việc khảo sát xác định hộ nghèo, trong việc chọn, xét hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng từ mô hình dự án theo tiêu chí xét chọn trên tinh thần được đưa ra ấp để bình xét công khai, dân chủ đúng quy trình hưỡng dẫn. Cán bộ chuyên trách giảm nghèo thường xuyên kiểm tra, đeo bám địa bàn để giúp đỡ, hưỡng dẫn cho hộ thực hiện tham gia dự án đạt hiệu quả. Kết quả: năm 2017, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án mô hình nuôi dê  sinh sản là 92 hộ( 31 hộ nghèo và 61 hộ cận nghèo), với số tiền là 772.800.000 triệu đồng ( tổng kinh phí thực hiện từ nguồn tỉnh là 800 triệu. Dự án đã giúp 58 hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo( chiếm 63%  tỷ lệ thoát nghèo).

Tuy nhiên, theo bà Hồng mặc dù dự án đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: Một số hộ nghèo, hộ cận nghèo được chọn vẫn chưa có ý chí làm ăn, ỷ lại, chưa có tinh thần trách nhiệm cũng như phấn đấu để vươn lên thoát nghèo; UBND tỉnh cần quan tâm, tăng thêm nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội để tạo điều kiện hỗ trợ vay làm ăn cho đối tượng thuộc diện này; Các cán bộ chuyên trách giảm nghèo xã chưa làm tốt công tác kiểm tra, hưỡng dẫn, đeo bám địa bàn động viên, khuyến khích  và có hướng giải quyết kịp thời cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khi có vấn đề xảy ra cần thiết.

Lê Việt

TAG: Đồng Nai: Hiệu quả từ mô hình nhân rộng nuôi dê tại Trảng Bom
Tin khác
Hỗ trợ hành vi tích cực – hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Điện Biên chủ động triển khai nhiệm vụ trong những tháng đầu năm 2024
Đảm bảo thực hiện hiệu quả chế độ, chính sách trong quá trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Nghệ An: Quan tâm chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Sóc Trăng: Thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Ninh Bình: Huy động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo bền vững
 Sở LĐ-TB&XH TP.HCM gặp gỡ đối thoại với cán bộ, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể
Lạng Sơn: Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Bảo hiểm xã hội TP.HCM chuyển trụ sở làm việc về quận 7