Tài chính - Bất động sản
Trang chủ / Kinh tế / Tài chính - Bất động sản
Doanh nghiệp, người gửi tiền không khỏi không lo lắng
10:55 AM 28/02/2018
Trong thời gian gần đây đã xảy ra hoàng loạt sự kiện khách hàng bị mất tiền trong sổ tiết kiệm, doanh nghiệp bị mất tiền trong tài khoản, đặc biệt, dư luận xã hội vẫn còn chưa ngớt tranh luận về việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền hơn 4.911 tỉ đồng trong tài khoản của khách hàng là các doanh nghiệp.
Trách nhiệm hình sự là Huyền Như phải lãnh án chung thân, nhưng hậu quả nặng nề là doanh nghiệp bị mất tiền và cái mất lớn hơn nữa là niềm tin của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng.
Sau Tết, cộng đồng lại hết sức lo ngại về độ tin cậy, an toàn của ngân hàng khi có khách hàng mất 245 tỉ đồng tiền gửi tiết kiệm khi giao dịch với một ngân hàng lớn, có tiếng của Việt Nam.
Bản chất mối quan hệ tiền gửi giữa khách hàng và ngân hàng là mối quan hệ hợp đồng, hơn nữa, đó là một loại hợp đồng vay tài sản “đặc biệt” với đối tượng vay là tiền (Ảnh minh họa)
Sự việc khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) mất tiền khi giao dịch với ngân hàng không còn là sự việc đơn lẻ, mà mang tính phổ biến và xuất phát chung đều sai phạm mang tính hệ thống từ trong nội bộ ngân hàng, khiến cho xã hội phải gióng lên tiếng chuông báo động.
Gần đây nhất, ngày 23-2-2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1126/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) yêu cầu nghiêm túc triển khai, thực hiện việc đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD.
Trong văn bản nói trên nêu lên 7 giải pháp, trong đó 2 giải pháp liên quan đến các TCTD, bao gồm: “Phổ biến, quán triệt, triển khai tới tất cả các đơn vị của TCTD, các cán bộ nghiệp vụ để thống nhất thực hiện, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm; Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao kỹ năng, ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ, nhân viên của TCTD”.
“Tăng cường công tác tự kiểm tra (nhất là kiểm tra chéo), kiểm soát, luân chuyển cán bộ làm công tác giao dịch về tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm nhằm ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, quy trình, quy định nội bộ của TCTD”.
Điều này cho thấy nguyên nhân của việc mất tiền gửi của khách hàng khi giao dịch với các TCTD, chính là từ trong nội bộ các TCTD.
Khách hàng tìm đến các TCTD với tiêu chí đầu tiên là sự an toàn tài sản được giữ, gửi và sự tiện lợi trong giao dịch, thanh toán và tiền lãi theo quy định pháp luật. Đó chính là niềm tin khi khách hàng giao tài sản cho các TCTD quản lý, sử dụng bằng các biện pháp nghiệp vụ đối với tiền gửi.
Mất đi tiêu chí an toàn thì tất nhiên niềm tin của khách hàng cũng không còn và để giải quyết hậu quả tài sản của khách hàng bị mất là cả một quá trình đầy gian nan, thậm chí không thu hồi được tài sản của khách hàng bị mất.
Đa số trong các vụ án hình sự liên quan đến việc nhân sự trong bộ máy ngân hàng làm mất tiền của khách hàng, quyết định của tòa án thông thường tuyên buộc bị cáo phải chịu hình phạt và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng là “bị hại”, còn ngân hàng được xác định là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” thì vô can, nếu có chỉ là “rút kinh nghiệm” trong việc quản lý con người!
Từ vai trò là “thượng đế”, bỗng chốc khách hàng trở nên trắng tay vì lỗi của ngân hàng, nhưng ngân hàng lại không phải chịu trách nhiệm về sự mất mát đó của khách hàng, liệu đạo lý và pháp lý có chấp nhận cách giải quyết như vậy không?
Đã đến lúc các TCTD phải hết sức nghiêm khắc đối với chính trách nhiệm của mình. Bất luận vì lý do gì (ngoại trừ do lỗi về phía khách hàng, nếu ngân hàng chứng minh được) khi tiền gửi của khách hàng trong sổ tiết kiệm, trong tài khoản, bị mất thì việc đầu tiên là ngân hàng phải nhanh chóng bồi thường lại số tiền đã mất cho khách hàng, không cần phải qua các bước tố tụng về tư pháp.
Đó chính là cách hành xử đầy trách nhiệm, phù hợp với pháp lý, đạo lý và chính là cách ngân hàng củng cố được niềm tin nơi khách hàng. Đó là cái được lớn nhất mà ngân hàng thu được chính là niềm tin, là uy tín để xây dựng nên thương hiệu của mình.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
TAG: tổ chức tín dụng vụ án Huyền Như ngân Hàng khách hàng mất 245 tỉ tiền gửi tiết kiệm bao
Tin khác
Generali Việt Nam nhận Danh hiệu dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và trải nghiệm khách hàng
Amway Việt Nam vinh dự là doanh nghiệp FDI phát triển nền kinh tế xanh bền vững
TikTok Shop ký kết hợp tác thúc đẩy quảng bá hàng Việt và sản phẩm xanh
Sun Life Việt Nam ra mắt ứng dụng /savant/ - tiếp tục hành trình nâng cấp trải nghiệm của khách hàng
Hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia triển lãm SaigonTex & SaigonFabric 2024
Chương trình “TCP – Hành trình vì một Việt Nam xanh” chung sức trồng 2.700 cây xanh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chứng nhận hữu cơ EU cam kết toàn diện về thực hành canh tác bền vững mang lại niềm tin cho người tiêu dùng
Đắk Lắk: Cần chung tay để loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng
Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông vì một nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững