Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Doanh nghiệp chưa “mặn mà” trong công tác phối hợp đào tạo nghề
10:31 AM 12/09/2018
(LĐXH) - Vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phối hợp giữa doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, đó là ý kiến của nhiều chuyên gia khi đánh giá về quá trình hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề…
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo nghề
Theo kết quả điều tra và thực trạng nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp do Cục Việc làm phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện năm 2017, có 36,29% số doanh nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trong doanh nghiệp và lao động xã hội; trong đó, có 54,59% số các doanh nghiệp nhà nước, 30,18% số các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 56,57% số các doanh nghiệp có vốn đầu tư người ngoài. Số còn lại không có tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trong doanh nghiệp và lao động xã hội; trong đó, có 45,41% số các doanh nghiệp nhà nước, 69,82% số các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 43,43% số các doanh nghiệp có vốn đầu tư người ngoài.
Về số doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp, tính đến tháng 5/2018, cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 394 trường cao đẳng, 515 trường trung cấp và 1.045 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó có: 95 trường cao đẳng thuộc doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 19,4%;  249 trường trung cấp chiếm tỷ lệ 32,5%; 194 trung tâm giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 15,9%. Những cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp, chủ yếu đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, ví dụ như: Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản (Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam), Trường Cao đẳng nghề Đường sắt (Tổng cục Đường sắt), Trường Cao đẳng nghề Lilama1 (Liên hiệp lắp máy Việt Nam), Trường cao đẳng Vinatex tại Nam Định và TP. Hồ Chí Minh (Tập đoàn Dệt May Việt Nam), Trường Cao đẳng Việt Nam – Singapore (Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore, Bình Dương); Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất (Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi); Trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải (Khu Phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải, Quảng Nam...).
Về Mức độ hợp tác, chỉ có 9,11% số doanh nghiệp có hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trong đó, có 23,54% số các doanh nghiệp nhà nước, 6,85% số các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 11,93% số các doanh nghiệp có vốn đầu tư người ngoài. Số còn lại không có hoạt động nào hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trong đó, có 76,46% số các doanh nghiệp nhà nước, 93,15% số các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 88,07% số các doanh nghiệp có vốn đầu tư người ngoài.
Về các hình thức hợp tác, có 2,31% doanh nghiệp, cử cán bộ tham gia với cơ sở giáo dục xây dựng chương trình đào tạo, 1,67% doanh nghiệp, cử cán bộ, chuyên gia đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 4,9% doanh nghiệp tiếp nhận và hướng dẫn người học thực tập, 4,87% doanh nghiệp gửi người lao động của doanh nghiệp đến học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp…
Tỷ lệ doanh nghiệp có đào tạo nghề cho lao động chiếm rất thấp, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước 30,18%, doanh nghiệp FDI là 56,57%. Như vậy Điều 60 Bộ luật Lao động (Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động) chưa được doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện và cả trách nhiệm báo cáo kết quả đào tạo nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động của doanh nghiệp cũng không được thực hiện đầy đủ.
Nhìn chung, các doanh nghiệp tự thực hiện đào tạo nghề cho lao động hơn là hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo lao động. Hình thức tiếp nhận học viên thực tập tại doanh nghiệp và của lao động của doanh nghiệp đến học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nhiều doanh nghiệp thực hiện hơn là các hình thức hợp tác khác, nhưng tính chung chỉ có gần 5% số doanh nghiệp thực hiện và cao nhất là doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ có gần 14% số doanh nghiệp nhà nước thực hiện.
NHB
 
TAG: Dạy nghề; doanh nghiệp bao
Tin khác
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm
Lào Cai: Gần 5.000 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng đầu năm
Đồng Tháp: Gần 5.200 lao động được giải quyết việc làm
“Những bức chân dung từ lụa vụn”: Chung tay “xây nhà mới” cho người khuyết tật làm việc tại Vụn Art
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động
Cần Thơ: Hơn 14.775 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng
Hà Tĩnh: Hơn 1.900 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý I
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024: Nhiều cơ hội việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động