Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
“Điểm tựa” cho người yếu thế ở Yên Bái
11:02 AM 04/09/2018
(LĐXH)-Với chức năng, chăm sóc, nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời cung cấp dịch vụ công tác xã hội, nhiều năm qua, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội (CTXH và BTXH) tỉnh đã trở thành "ngôi nhà chung” và "điểm tựa” cho nhiều đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Ông Nguyễn Vương Hồng, 84 tuổi, người dân phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã tự nguyện vào Trung tâm. Ông tâm sự: "Do con cháu ở xa không có điều kiện chăm sóc nên tôi đã tự nguyện xin  vào Trung tâm an dưỡng tuổi già. Tại đây, tôi được cán bộ quan tâm nhiệt tình chăm sóc nên cảm thấy khỏe hơn, yên tâm hơn ở nhà”. 
Đưa chúng tôi thăm Trung tâm, ông Phạm Công Quyết – Giám đốc Trung tâm cho biết: "Với 89 đối tượng đang nuôi dưỡng, trong đó có 15 người già cô đơn không nơi nương tựa, 66 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 4 người khuyết tật đặc biệt nặng, 4 người cao tuổi tự nguyện tại Trung tâm hiện nay, 28 cán bộ viên chức người lao động đã đoàn kết, trách nhiệm vượt qua khó khăn để hoàn thành trách nhiệm được giao”. 
Người cao tuổi được chăm sóc tại Trung tâm CTXH tỉnh Yên Bái
Điều này được thể hiện qua việc duy trì, bảo đảm mức trợ cấp tiền ăn thường xuyên từ ngân sách địa phương cho các đối tượng theo quy định từ 810.000 đồng đến 1.350.000 đồng/tháng; mọi chế độ của đối tượng đều bảo đảm thường xuyên, đúng tiêu chuẩn chế độ chính sách. 
Trung tâm xây dựng thực đơn hàng ngày bảo đảm chế độ dinh dưỡng, đồng thời thực hiện tốt nội quy nhà ăn, duy trì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm trước và sau chế biến theo quy định. 100% đối tượng nuôi dưỡng tại Trung tâm được mua thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh định kỳ 6 tháng/lần. 
Trong đó, đối tượng người già thường xuyên được cán bộ y tế của Trung tâm kiểm tra, theo dõi sức khỏe, điều trị tại chỗ và đề xuất chuyển tuyến kịp thời khi quá khả năng; được nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đáp ứng kịp thời những nhu cầu chính đáng, qua đó động viên tinh thần, giúp đối tượng yên tâm sống vui vẻ. Đối với trẻ em, hiện hầu hết các em trong độ tuổi đến trường được đi học và trang bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
Để các em có điều kiện hòa nhập cộng đồng, Trung tâm còn liên hệ cho một số cháu đi học nghề tại các cơ sở may mặc, cắt tóc, sửa chữa xe máy, làm vườn... Ngoài ra, các em còn được tham gia sinh hoạt văn hóa, được giáo dục kỹ năng sống và tham gia các hoạt động xã hội, các diễn đàn, giúp mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.
Bên cạnh hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, từ năm 2014 đến nay, các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã được Trung tâm triển khai. 
Chị Phạm Thị Làn - cán bộ Trung tâm cho biết: "Trung tâm đã đẩy mạnh công tác truyền thông các vấn đề về xã hội tại khu dân cư, tư vấn trực tiếp và tư vấn qua tổng đài, về dịch vụ công tác xã hội. Trong hoạt động can thiệp trợ giúp, hàng năm, đơn vị tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu trợ giúp hàng trăm trường hợp cần giúp đỡ”. 
Các hoạt động này được thể hiện qua con số: năm 2017, Trung tâm đã hỗ trợ khẩn cấp đối với 8 trường hợp (3 trẻ lang thang, 2 trẻ bị bạo lực gia đình, 3 trẻ bị xâm hại tình dục). Đồng thời tiếp nhận, thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu trợ giúp đối với 125 đối tượng. 
Thông qua hoạt động can thiệp trợ giúp của Trung tâm, có 14 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 6 trẻ em được tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung; 48 trẻ em được khám sàng lọc; 17 trẻ dược tiếp nhận phục hồi chức năng miễn phí; 30 người chăm sóc được tập huấn kiến thức kỹ năng chăm sóc, bảo vệ và phòng chống xâm hại trẻ em. 
Trong 9 tháng của năm nay, Trung tâm đã tiếp nhận và hỗ trợ khẩn cấp 5 trường hợp, trong đó tiếp nhận 1 người lang thang, 1 trẻ bị bạo lực và 3 trẻ bị xâm hại tình dục. 
Đồng thời, thu thập thông tin đánh giá nhu cầu trợ giúp 45 trường hợp, qua đó trợ giúp 21 đối tượng được thụ hưởng chính sách; 8 trẻ em được khám sàng lọc, phục hồi chức năng; 7 đối tượng được đề nghị tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm, 9 đối tượng được kết nối tới các dịch vụ xã hội như: tặng xe lăn, học nghề, bảo trợ hàng tháng…
Thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển, Trung tâm tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng xã hội và cung cấp dịch vụ CTXH; xây dựng các mô hình trị liệu và triển khai dịch vụ tự nguyện… góp phần xoa dịu những nỗi đau, góp phần ổn định xã hội./.
Nguyễn Đình
TAG: công tác xã hội
Tin khác
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024