Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Đẩy mạnh Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng
05:04 PM 05/09/2018
(LĐXH) – Sáng ngày 5/8/2018, tại TPHCM, Báo Lao động và Xã hội tổ chức Hôi thảo “Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng”. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mẫu Diệp; ông Phạm Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; ông Nguyễn Trung Chính, Q. Tổng Biên Tập Báo Lao động và Xã hội; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khầu lao động cùng các phóng viên báo đài của Trung ương và địa phương tại TPHCM…
Thứ trưởng Doãn Mẫu Diệp phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Doãn Mẫu Diệp khẳng định: Hội thảo về công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng là hết sức cần thiết, nhằm chia sẻ, trao đổi thông tin với các cơ quan truyền thông về những đóng góp của các doanh nghiệp XKLĐ trong thời gian qua, đồng thời biết được những khó khăn, rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp xuất khẩu lao động ( XKLĐ) có giấy phép đang hoạt động, có rất nhiều doanh nghiệp XKLĐ hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm, đạo đức trong việc tuyển chọn đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Điều đó cho thấy XKLĐ đã đóng góp quan trọng trong công tác giải quyết việc làm hàng năm, bình quân khoảng 130.000 – 135.000 người lao động, đạt tỷ lệ 10% trong công tác giải quyết việc làm của cả nước. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp XKLĐ cũng đã nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động tại các nước để đưa người lao động động đi làm việc có thời hạn, với nhiều ngành nghề phù hợp và mức thu nhập cao, ổn định.

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm với người lao động vẫn còn một số doanh nghiệp XKLĐ làm ăn chưa hiệu quả, không trung thực, gây ảnh hưởng đến hình ảnh công tác XKLĐ trong thời gian qua. Vì vậy, qua hội thảo này các doanh nghiệp cũng cần chia sẻ, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước về những khó khăn, thuận lợi cũng như các vướng mắc để kịp thời thảo gỡ để hoạt động XKLĐ ngày càng hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và kế hoạch mục tiêu, chí tiêu giải quyết việc làm hàng năm của cả nước. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng mong muốn sau nhiều hội thảo này, các doanh nghiệp cần phối hợp và định kỳ 6 tháng một lần cung cấp thông tin về XKLĐ cho các cơ quan báo chí để tuyên tuyền chính xác và hiệu quả đến người lao động.

Ông Nguyễn Trung Chính - Q. Tổng Biên tập Báo LĐXH phát biểu

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Trung Chính, Q.Tổng Biên tập Báo Lao động và Xã hội cho biết: Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong gần 30 năm qua mặc dù có những giai đoạn phải đối mặt không ít khó khăn, vướng mắc do những tác động cà khách quan lẫn chủ quan, nhưng vẫn duy trì được nhịp độ phát triển đều đặn, với số người được đưa đi hàng năm từ con số vài chục ngàn nay đã lên mức ởn định trên 120 ngàn người trong các năm gần đây. Theo đà chung đó, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng tăng nhanh chóng. Hiện cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp XKLĐ. Về cơ bản, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp vẫn không ngừng được nâng cao, không chỉ giới thiệu cho người lao động nhiều đơn hàng tốt – với công việc thuận lợi, môi trường làm việc tốt, thu nhập cao, mà còn có nhiều giải pháp hỗ trợ đối tượng người lao động có điều kiện tiếp cận với thị trường lao động nước ngoài, phối hợp với các đơn vị, tồ chức khác mở ra nhiều cơ chế nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài – nhất là cơ chế về tài chính đối với những gia đình người lao động nghèo, người lao động sống ở vùng sâu, vùng xa…

Có thẻ nói, một trong những chuyển biến tích cực của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian gần đây là nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo lẫn nguồn nhân lực tham gia giảng dạy, đào tạo. Điền hình như Công ty Esuhai, Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn ( Saigon Inserco), Công ty Hiteco,, LOD, Nhật Huy Khang,… đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất với trị giá hàng triệu USD để phục vụ công tác XKLĐ. Điều đó, cho thấy không chỉ tiềm lực tài chính hùng mạnh của các doanh nghiệp, mà còn thể hiện sự tâm huyết, ý thức trách nhiệm cao của người đứng đầu doanh nghiệp với sự nghiệp chung – đó là nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chất xám đối với lực lượng lao động xuất khẩu.

Ông Nguyễn Xuân Lanh chia sẻ tại Hội thảo

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Lanh – Công ty ESuhai cho biết: Với 12 năng hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và phái cử của người lao động đi làm việc tại Nhật Bản, lĩnh vực được xem là “nhạy cảm” khi liên quan trực tiếp đến con người và mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản, vì vậy Esuhai luôn chủ trương chương trình phái cử người lao động sang Nhật làm việc không phải là XKLĐ mà là chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Việt Nam. Thông qua giáo dục và việc làm, Esuhai luôn nỗ lực không ngừng nhằm mang lại hỗ trợ tốt nhất cho người lao động, mở ra một tương lai mới tốt đẹp cho các bạn trẻ Việt Nam, cũng như mang lại sư yên tâm cho các hiệp hội, xí nghiệp, công ty tuyển dụng Nhật Bản khi tiếp nhận được nguồn lực trẻ ưu tú của Việt Nam.

Từ chủ trương này Esuhai nhận định truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền và định hướng hoạt động đưa người lao động đi làm việc nước ngoài nói chung và hoạt động của Esuhai nói riêng. Ông Nguyễn Xuân Lanh cũng đề xuất 5 ý kiến liên quan đến công tác truyền thông cũng như phối kết hợp giữa các cơ quan báo chí và doanh nghiệp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể như: Báo chí cần đóng vai trò tư vấn cho người lao động và doanh nghiệp; Định hướng thông tin tích cực; Dành nhiều sự quan tâm và đưa tin hơn cho hoạt động XKLĐ; Định hướng tên gọi chương trình và Cơ chế phối hợp giữa báo chí và doanh nghiệp.

Bà Dương Thị Thu Cúc - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Inserco Saigon chia sẻ tại hội thảo

Còn theo bà Dương Thị Thu Cúc – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn chia sẻ về kinh nghiệm thiết lập và duy trì quan hệ giữa doanh nghiệp XKLĐ với báo chí; Những khó khăn vướng mắc có thể gặp phải trong quá trình làm việc với giới truyền thông; Làm thế nào để hòa giải những vướng mắc để sự phối hợp truyền thông với doanh nghiệp được hài hòa, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, người lao động và bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp của doanh nghiệp. Theo bà Cúc, doanh nghiệp đánh giá cao tầm quan trọng của kênh thông tin, truyền thông báo chí vì các nguyên nhân: Báo chí có vai trò định hướng dư luận, tham gia giám sát, phản biện, giúp các cơ quan ban ngành xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách, trong việc đấu tranh phòng chống tiêu cực,...; là cầu nối giữa bạn đọc với nhà nước, với chính quyền, cơ quan đoàn thể, trong phạm vi người lao động với doanh nghiệp XKLĐ.

Toàn cảnh Hội thảo

Bà Dương Thị Thu Cúc cũng cho rằng: Thực tế hiện nay có tình trạng bát nháo của không ít doanh nghiệp XKLĐ. Nhiều doanh nghiệp không trung thực, thiếu trách nhiệm với người lao động, doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin sai, đem con bỏ chợ khiến người lao động lâm vào hoàn cảnh bơ vơ rơi vào cảnh nợ nần và đã nghèo lại càng nghèo thêm. Những chi nhánh, công ty XKLĐ trái phép, công ty “cò” thành lập tràn lan, đăng tải thông tin tuyển dụng XKLĐ trên Intenet lừa gạt người lao động rồi bỏ trốn, làm không ít người lao động lao đao, khốn đốn, rơi vào cảnh nợ nần, đặc biệt là người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, người dân tốc thiểu số. Tình trạng cò mồi, mối giới, lạm thu phí, trốn tránh trách nhiệm,… phổ biến. Vì vậy, những tình trạng trên vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến bức tranh XKLĐ chung. Do đó, để hạn chế, tránh tổn thất cho người lao động và bảo vệ uy tín cho các công ty XKLĐ hoạt động nghiêm túc rất cần sự hỗ trợ truyền thông từ các cơ quan báo chí để thông tin đến người lao động một cách rõ ràng, chính xác và cụ thể về  các doanh nghiệp XKLĐ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động về XKLĐ. Đồng thời, công khai các ngành nghề tuyển dụng, các điều kiện hợp đồng, các mức phí củ từng thị trường cho người lao động biết.

Tại Hội thảo các đại biểu cũng được nghe bài tham luận của bà Đồng Thị Vân Anh – Giám đốc Công ty TNHH Ánh Thái Dương; Công ty CP Phát triển Công nghiệp Xây lắp và thương mại Hà Tĩnh; Tham luận của phóng viên đến từ Báo Người lao động và Báo Pháp luật TPHCM về công tác tăng cường hợp tác báo chí trong công tác truyền thông XKLĐ; những phát sinh và hệ lũy trong lĩnh vực XKLD và các đề xuất, kiến nghị về các giải pháp phối hợp trong công tác truyền thông về lĩnh vực XKLĐ trong thời gian tới.

Hoàng Cảnh

 

 

TAG: Đẩy mạnh Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việ
Tin khác
TP.HCM: Các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tuyển hơn 1.500 vị trí việc làm
Hà Nội: Nhiều giải pháp đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động
Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La thăm và làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Lạng Sơn tích cực chuẩn bị triển khai Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần
Yên Bái phấn đấu giải quyết việc làm cho 20.000 người trong năm 2024
Tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác mỏ hầm lò tử vong
TP.HCM: Tỷ lệ giải quyết việc làm và tạo việc làm mới đều tăng