Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở Bà Rịa – Vũng Tàu
04:26 PM 07/07/2020
LĐXH - Trong 08 năm từ 2013 - 2020, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 19.637 lao động nông thôn được học nghề, bao gồm 9.528 lao động được đào tạo các nghề nông nghiệp và 10.109 lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp, lao động nữ là 9.960 người chiếm tỷ lệ 50,7%.

Triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, toàn tỉnh đã thành lập và kiện toàn những năm qua, Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã được thành lập, kiện toàn 01 Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, 7/8 huyện thành lập Ban chỉ cấp huyện (trừ huyện Côn Đảo do đặc thù huyện đảo, phòng Nội vụ - Lao động  - Thương binh và Xã hội trực tiếp thực hiện) và có 51/51 xã thành lập ban chỉ đạo và tổ chỉ đạo. Hàng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện chung trên toàn tỉnh. Ngoài ra, UBND tỉnh đã giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn triển khai các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra giám sát.

Đến nay, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh từ 25 cơ sở tăng lên 43 cơ sở, lĩnh vực đào tạo đa dạng đồng thời chủ động phối hợp với UBND xã, phường, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động để tổ chức mở lớp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng chương trình nghề gắn với thực tế được phát huy và nâng cao chất lượng đào tạo. Có 19 bộ chương trình, giáo trình đào tạo nghề của 03 cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã được thẩm định, trong đó số đó có 06 bộ xây dựng mới. UBND tỉnh đã ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho 48 nghề đào tạo trình độ sơ cấp (20 nghề phi nông nghiệp và 28 nghề nông nghiệp).

Lao động nông thôn huyện Xuyên Mộc học nghề kỹ thuật xây dựng thực hành tại một công trường

Trong 08 năm từ 2013 - 2020, trên địa bàn tỉnh có 19.637 lao động nông thôn được học nghề, bao gồm 9.528 lao động được đào tạo các nghề nông nghiệp và 10.109 lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp, lao động nữ là 9.960 người chiếm tỷ lệ 50,7%. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua gắn liền với tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ≥ 90% và tỷ lệ qua đào tạo ≥ 45%. Với kết quả này, không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chính trị xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh mà đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất của người LĐNT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 5.500 LĐNT, trong đó: nghề nông nghiệp khoảng 2.700 người và nghề phi nông nghiệp khoảng 2.800 người, giữ vững tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi đào tạo đạt 80% trở lên, số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Để đạt được mục tiêu này, địa phương sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề cho LĐNT, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đối với LĐNT khi tham gia học nghề và sau khi học nghề để người dân hiểu rõ về lợi ích từ đó tích cực tham gia học nghề góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT nhằm nâng cao nhận thức, đồng thời giúp người lao động xác định nhu cầu học nghề và lựa chọn nhu cầu sản xuất, kinh doanh giúp họ có thể giải quyết việc làm sau khi học nghề hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn, Từ đó giúp nâng cao hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho LĐNT. Trên cơ sở quy định của Trung ương, nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 nhằm khuyến khích người lao động tham gia học nghề cũng như thu hút cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình đào tạo nghề để người lao động sau khi học nghề thực hiện được kỹ năng nghề đã được đào tạo. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá đào tạo nghề là căn cứ xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm chi phí đào tạo. Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và nhân dân và tạo được sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai đào tạo nghề cho LĐNT. Các địa phương phải xác định công tác đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm; đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Kịp thời tổ chức đào tạo trong đó ưu tiên cho đối tượng là lao động bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 cần học nghề để tìm kiếm việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.

Lê Nga

TAG: Bà Rịa - Vũng Tàu lao động nông thôn Nông thôn mới đào tạo nghề bao
Tin khác
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
Quảng Ninh: Quan tâm tạo việc làm cho người lao động
Lạng Sơn: 3.500 lao động được giải quyết việc làm trong quý I/2024
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm
Lào Cai: Gần 5.000 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng đầu năm