Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người
09:46 AM 02/06/2023
(LĐXH) - Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, trung bình hàng năm giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người; tăng 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp và 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
Khen thưởng cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác An toàn vệ sinh lao động năm 2022

Thống kê, tính đến cuối năm 2022, tỉnh Đắk Lắk có hơn 12.000 cơ sở, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với khoảng 120.000 lao động với tổng số lao động khoảng 120 ngàn người; Phần lớn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Những năm qua, hoạt động an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk được quan tâm thực hiện tốt, nhất là việc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Các doanh nghiệp ban hành nội quy, quy trình, giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc cũng như cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động.

Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Số vụ tai nạn lao động làm chết người đã giản, 20% so với cùng kỳ năm 2021. Lĩnh vực để xảy ra tai nạn lao động chết người nhiều nhất là ngành xây dựng (chiếm hơn 28%). Tai nạn lao động tập trung chủ yếu vào những ngành nghề và lĩnh vực lao động giản đơn trong xây dựng, vận hành máy và thiết bị sản xuất; các sự cố dẫn đến tai nạn lao động chủ yếu là do điện giật, ngã cao, va đập, do vật rơi và đổ sập... Nguyên nhân dẫn đến các tai nạn lao động chủ yếu là do vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn; không sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân; chưa được huấn luyện và xem nhẹ công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động…

Đại biểu dự lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về  an toàn vệ sinh lao động năm 2023 

Nhằm hạn chế tình hình tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn, trong năm 2022 UBND tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025. Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, trung bình hàng năm giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người; tăng 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp và 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động. Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện và trong các Ban quản lý khu, cụm công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

Tiếp tục làm hạn chế số vụ tai nạn lao động trên địa bàn, trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023, có chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố toàn tỉnh Đắk Lắk đã tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động hoặc có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Dịp này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk  đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện, phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh lao động; tuyên truyền tập huấn về công tác an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao dễ xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt tại các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản... Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động.

Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người

 Qua đó, các đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại các tổ, đội, phân xưởng, nhà máy, các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thúc đẩy triển khai các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giảm căng thẳng, mệt mỏi tại nơi làm việc, triển khai đầy đủ các chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chính sách phúc lợi khác cho người lao động.

Triển khai, tổ chức các đợt tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, kỹ năng làm việc an toàn cho các đối tượng là người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động... theo đúng quy định pháp luật; triển khai Kế hoạch đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động nhằm thúc đẩy việc thực thi các chính sách và tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Song song đó, triển khai tổ chức việc đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định để đề ra các biện pháp cải thiện điều kiện lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, từ đó chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trương Đăng

TAG: Ðắk Lắk phấn đấu đến năm 2025 giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người
Tin khác
Hơn 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
Quảng Ninh: Quan tâm tạo việc làm cho người lao động
Lạng Sơn: 3.500 lao động được giải quyết việc làm trong quý I/2024
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm