Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Đắk Lắk nhiều kết quả đạt được trong công tác điều trị, cai nghiện ma túy và hỗ trợ sau cai nghiện
03:18 PM 12/06/2019
(LĐXH) – Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong năm 2018 các cơ sở cai nghiện của tỉnh đã điều trị, cai nghiện cho 1.091 lượt người nghiện được tiếp cận các dịch vụ chữa trị, cai nghiện, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng, chiếm tỷ lệ 60% so với tổng số có hồ sơ quan lý (1.091/1.812 người).
Dạy nghề đan nghế nhựa cho người sau cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện tỉnh Đắk Lắk

Trong đó, điều trị thay thế thuốc Methadone cho 311 người, chữa trị cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện 458 người; cai nghiện bắt buộc theo quyết định của tòa án 162 người, cai nghiện tự nguyện tai gia đình cộng đồng 160 người…

Bên cạnh đó, Sở cũng đã chỉ đạo các cơ sở cai nghiện tập trung đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người sau cai,  kết hợp với lao động sản xuất, hỗ trợ các vấn đề xã hội cho người sau cai nghiện và các đối tượng xã hội sớm tái hòa nhập cộng đồng.  Trong năm 2018  đã tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho 798 người. Trong đó, 788 người điều trị, cai nghiện tại Cơ sở Điều trị, cai nghiện tỉnh Đắk Lắk (382 người đã hoàn thành chương trình cai nghiện, 406 người điều trị cai nghiện) có việc làm thủ công ( gia công sản phẩm mỹ nghệ, chăn nuôi gia súc..) theo hình thúc vật lý trị liệu, hỗ trợ thu nhập cá nhân. 10 người  tái hòa nhập cộng đồng được vay vốn tín dụng theo Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số tiền được vay là 300 triệu đồng. Ngoài ra, Sở còn tổ chức các lớp tập huấn về công tác chữa trị cai nghiện ma túy cho hàng trăm cán bộ làm công tác tư vấn dự phòng và tư vấn điều trị nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.  Công tác quản lý số người nghiện có hồ sơ quản lý trực tiếp được tiếp cận các dịch vụ chữa trị, cai nghiện cao hơn cùng kỳ năm 2017. Công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Cùng với đó, các địa phương và các cơ quan chức năng trong toàn tỉnh đã tích cực lập hồ sơ đề nghị Tòa án cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy vi phạm pháp luật hành chính đã góp phần làm ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Điểm đáng chú ý là trong năm qua các địa phương đã kêu gọi và thu hút được các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, xây dựng Trung tâm cai nghiện ma túy tự nguyện tại Buôn Ma Thuột với quy mô tiếp nhận điều trị trên 600 lượt người nghiện/năm, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người nghiện ma túy và giảm áp lực ngân sách nhà nước. Đồng thời,  phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng hoàn chỉnh Đề án tổ chức lại Trung tâm GDLĐXH thành cơ sở cai nghiện ma túy đa chức năng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Về công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và điều trị cai nghiện tự nguyện (công lập cả dân lập) chưa tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục, quy trình điều trị theo quy định pháp luật. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chính sách pháp luật, tác hại về nghiện ma túy và các biện pháp dự phòng giảm hại cho người nghiện ma túy tại cộng đồng còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa trọng tâm, trọng điểm.

Các chương trình hỗ trợ vay vốn tín dụng cho người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm hoàn lương còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư, xây dựng cơ sở cai nghiện; Các cơ sở cai nghiện của tư nhân hiện được cấp phép hoạt động trên địa bàn đều có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ trong côn tác chữa trị, phục hồi, cắt cơn và trị liệu cho người nghiện chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong công tác cai nghiện hiện nay.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác cai nghiện tại địa phương, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đề ra  mục tiêu, chỉ tiêu và  kế hoạch và giải pháp trong năm 2019 và những năm tiếp theo như: Phấn đầu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch Đề án đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020 và đạt kế hoạch nhà nước giao năm 2019 về cai nghiện phục hồi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Ngành cũng phấn đấu 90% cán bộ chính quyền các cấp và 70% người dân ở tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về tác hại ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và chữa trị cai nghiện. 90% cán bộ quản lý tham gia công tác điều trị cai nghiện được tập huấn kiến thức cơ bản về điều trị, cai nghiện, dự phòng, giảm hại, phòng chống tái nghiện. 100% cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy được tập huấn về kỹ năng về tư vấ, tuyên truyền, vận động, cảm hóa, hỗ trợ y tế, sinh kế về tái hòa nhập cộng đồng. 1.373 người nghiện ma túy được tiếp cận các dịch vụ như chữa trị, cai nghiện. Trong đó, cai nghiện theo quyết định bắt buộc là 160 người, điều trị bằng thay thuốc Mathedone 385 người, điều trị tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện là 550 người; cai nghiện tai gia đình, tại cộng đồng 192 người và cai nghiện tại cộng đồng 82 người. 687 người nghiện, người cai nghiện và người sau cai nghiện được hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, tư vấn dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm...

Hoàng Cảnh

TAG: Ðắk Lắk điều Trị cai nghiện ma túy hỗ trợ sau cai nghiện
Tin khác
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công
Gần 500 nghìn hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được tiếp nhận qua cổng dịch vụ công quốc gia
TP.HCM: Vẫn còn một số đơn vị gặp khó trong việc kê khai hồ sơ thu BHXH, BHYT, BHTN..
Quân khu 7 tổng kết thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy tập hài cốt liệt sĩ
Bàn giao nhiều di vật, kỷ vật cho các gia đình liệt sĩ ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Dự án “Thả lưới ước mơ” – thêm điều kiện biến những ước mơ của trẻ em thành hiện thực