Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Đắc Lắk nhiều kết quả đạt được trong công tác giáo dục nghề nghiệp
03:40 PM 28/10/2019
(LĐXH) – Trong những năm qua, công tác Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các Bộ, ngành, địa phương nên đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề tỉnh Đắk Lắk trong giờ thực hành nghề cơ khí

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã có những chuyển biến mạnh  mẽ vể cả quy mô, chất lượng và ngành nghề đào tạo. Đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề và cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư  đáp ứng yêu cầu đào tạo. Công tác tuyển sinh đào tạo hàng năm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc là đạt trên 85%, góp phần nâng tỷ lệ đào tạo và đào tạo nghề đáp ứng mục tiêu đặt ra của địa phương.

Điểm nổi bật trong công tác đào tạo nghể của Đắk Lắk trong giai đoạn tư năm 2010 – 2018 là về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ. Theo đó,  toàn tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn cho 27.268 lao động, trong đó nữ 13.105 người, dân tộc thiểu số 20.875 người, so với chỉ tiêu đề ra đạt 40,89% (chỉ tiêu giai đoạn 2010 – 2018 đào tạo 66.685 lượt lao động nông thôn). Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo có việc làm mới và làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập tăng lên đạt trên 76%). Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn được 28 lớp với sự tham gia của 2.829 lượt cán bộ công chức xã phường về công tác giáo dục nghề nghiệp.

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ sở GDNN thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về lĩnh vực GDNN, đồng thời cử cán bộ quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý do Trung ương tổ chức, cụ thể như: Trong giai đoạn 2015 – 2018 toàn  tỉnh đã tổ chức được 12 lớp với tổng số 7 ngàn lượt cán bộ tham gia, trong đó có 40 lượt cán bộ tham gia tập huấn đào tạo cấp Trung ương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; từng bước tiêu chuẩn hoá theo quy định của Nhà nước, đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ cán bộ, công chức sau khi được đào tạo có nhận thức chính trị vững vàng, hiệu quả công tác được nâng cao rõ rệt. Cán bộ, công chức xã, sau khi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đã vận dụng vào thực tiễn địa phương, bước đầu đã đạt được hiệu quả thiết thực.

Hiện nay, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay là 37 cơ sở (giảm 05 đơn vị so với năm 2014 do sáp nhập, giải thể, ngừng hoạt động). Trong đó, có 05 trường cao đẳng, 08 trường trung cấp, 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Chia theo loại hình: 22 cơ sở công lập và 15 cơ sở ngoài công lập.  Tổng số cán bộ quản lý nhà nước lĩnh vực GDNN từ tỉnh đến xã có 297 cán bộ, trong đó cấp tỉnh 07 cán bộ quản lý, cấp huyện 15 cán bộ quản lý, các cơ sở GDNN: 91 cán bộ quản lý, cấp xã 184 cán bộ quản lý.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục nghề nghiệp vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Sự phối hợp giữa các các thành viên thuộc BCĐ cấp tỉnh chưa chặt chẽ, việc chỉ đạo thực hiện Đề án chủ yếu do cơ quan thường trực BCĐ thực hiện. Ở các địa phương, hoạt động của BCĐ Đề án cấp huyện còn hạn chế và có phần hình thức; cơ quan thường trực cấp huyện chưa chủ động trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương lập, phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án hàng năm. Một số địa phương khi xây dựng Đề án chưa quan tâm xác định rõ đối tượng ưu tiên đào tạo nghề; chưa quan tâm đến các yếu tố đặc thù về lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số, chưa quan tâm, hỗ trợ các học viên các điều kiện để sử dụng, phát huy nghề được học vào thực tiễn cuộc sống (như vốn, đất sản xuất). Công tác tuyên truyền về nghề đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế. Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp học nghề, việc làm chưa thật hiệu quả, chưa gắn công tác tuyển sinh, đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Các cơ sở GDNN thiếu chủ động sáng tạo trong việc tìm các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong công tác tuyển sinh, đào tạo, có tâm lý trông chờ vào chính quyền địa phương các cấp. Một số cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo chưa sát với thực tế sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nên không thu hút được người học.

                                                                                                                                                                                                                     Vương Linh

 

 

 

 

TAG: Đắc Lắk nhiều kết quả đạt được trong công tác giáo dục nghề nghiệp
Tin khác
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5
TP.HCM: Hơn 2.600 lượt công nhân được vay vốn lãi suất ưu đãi từ CEP
Nghệ An: Chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động
TP.HCM: Các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tuyển hơn 1.500 vị trí việc làm
Hà Nội: Nhiều giải pháp đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động
Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La thăm và làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Lạng Sơn tích cực chuẩn bị triển khai Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần