Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Cú huých trong công tác xuất khẩu lao động tỉnh Thừa Thiên Huế
04:53 PM 15/03/2018
(LĐXH) - Trong những năm gần đây, Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm đưa phong trào xuất khẩu lao động của địa phương phát triển. Với nhiều nỗ lực không ngừng, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung đẩy mạnh công tác XKLĐ và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Nhờ có sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với những chủ trương, chính sách tích cực của Sở LĐ-TB&XH, tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực từng bước tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh công tác XKLĐ, đồng thời xem đây là một biện pháp giải quyết việc làm bền vững, xóa đói giảm nghèo nhanh và hiệu quả nhất cho người dân trên địa bàn. Theo đó, tháng 8/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 63/2017/QĐ-UBND về Chương trình việc làm tỉnh và Quyết định số 64/2017/QĐ-UBND về Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2017-2020. Mục tiêu là phấn đấu đưa 2.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thừa Thiên Huế phấn đấu đưa 2.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tiếp đó, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác XKLĐ, góp phần giải quyết việc làm bền vững và xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành Chỉ thị số 23 – CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác XKLĐ. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia XKLD; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực XKLĐ và đào tạo nghề. Các huyện, thị, Thành ủy Huế tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác XKLĐ; phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND trực tiếp chỉ đạo; giao chỉ tiêu cụ thể về XKLĐ cho các xã, phường, thị trấn; xem đây là một trong những tiêu chí thi đua và phân loại tổ chức đảng hàng năm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng đã tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị, ngày hội việc làm, tư vấn tuyển dụng XKLĐ; thường xuyên chủ động về các địa phương để tư vấn, tuyển dụng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; phối hợp với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và gia đình của những người lao động đang đi làm việc ở nước ngoài để tuyên truyền về tính hiệu quả trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo thông qua XKLĐ,…
Nhở đẩy mạnh triển khai bằng nhiều giải pháp, công tác XKLĐ tại Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành quả nhất định và tạo được sự đột phá mạnh mẽ. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh chỉ có 207 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì trong năm 2017, con số này đã tăng lên 664 người (kế hoạch đề ra là 300 người).
Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở LĐ – TB&XH Thừa Thiên Huế cho biết, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2018, tỉnh đã tổ chức được 4 phiên giao dịch việc làm, và tư vấn xuất khẩu lao động. Một trong những điểm mới của hoạt động, là các hoạt động tư vấn được đưa về cụ thể các huyện thị trong tỉnh, nhằm cung cấp thông tin tư vấn đến cụ thể nhân dân các địa phương. Điển hình là các địa phương như: huyện Quảng Điền, Phong Điền, huyện Phú Vang, Phú Lộc… Từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 99 người lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, con số đăng kí tham gia xuất khẩu lao động đã tới hơn 300 lao động. Mục tiêu trong năm 2018, toàn tỉnh sẽ phấn đấu đạt con số 1000 lao động xuất cảnh đi làm việc các thị trường.
Việc tư vấn tham gia các thị trường cũng rất linh hoạt, những đối tượng có khả năng tài chính muốn tham gia các thị trường có thu nhập cao, điều kiện lao động tốt thì sẽ được tư vấn đi làm việc tại các thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…Còn đối với các ứng viên có điều kiện kinh tế khó khăn, sẽ được tư vấn tham gia các đơn tuyển An Giê Ri, Trung Đông, Malaysia…
Để đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động, địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động thuộc các đối tượng hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng …được hưởng chính sách vay 100% chi phí xuất cảnh với lãi suất ưu đãi. Các đối tượng khác, cũng được Chính quyền địa phương ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội cho vay tín chấp tối đa 50 triệu đồng với lãi suất bằng với hộ nghèo vay.
Với hàng loạt các giải pháp hiệu quả trong phong trào xuất khẩu lao động, tin tưởng rằng trong năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cán đích chỉ tiêu về xuất khẩu lao động, góp phần hoàn thành mục tiêu đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

Thục Quyên

TIN LIÊN QUAN
TAG: XKLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế Sở LĐ - TBXH Hà Văn Tuấn; Quyết định số 64/2017/QĐ-UBND; Quyết định số 63/2017/QĐ-UBND
Tin khác
Hà Nội: Hỗ trợ 2000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024