Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Công bố và đón nhận Kỷ lục Quốc gia cho Bộ sưu tập xe đạp Peugeot sản xuất tại Pháp có số lượng nhiều nhất
06:51 PM 18/11/2018
(LĐXH) Ngày 18/11/2018,tại Khu đô thị Vinhomes Riverside Long Biên, Hà Nội. TW Hội Kỷ lục Việt Nam phối hợp với Kỷ lục gia Đào Xuân Tình tổ chức Chương trình Lễ công bố và đón nhận Kỷ lục Quốc gia cho “Bộ sưu tập xe đạp Peugeot sản xuất tại Cộng hòa Pháp có số lượng nhiều nhất”.
Chủ trì buổi gặp mặt có ông Thang Văn Phúc (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ) Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam; đại diện lãnh đạo Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, CLB doanh nhân nữ Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu do bà Nguyễn Thị Bảo Hiền làm Chủ tịch, các cựu nữ sinh trường Đồng Khánh (Trưng Vương) Hà Nội trên 80 tuổi đến tham dự và đạp xe diễu hành, các nữ sinh trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, các nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú do nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ làm trưởng đoàn, cùng Kỷ lục gia, nhà sưu tập Đào Xuân Tình, cùng nhiều khách mời và đại điện các cơ quan thông tấn, báo chí…
Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao chứng nhận cho 
Bộ sưu tập xe đạp Peugeot sản xuất tại Cộng hòa Pháp có số lượng nhiều nhất
cho vợ chồng kỷ lục gia Đào Xuân Tình
Xe đạp từ lâu đã là một phương tiện đi lại thân thuộc, gắn bó với cuộc sống của lớp lớp thế hệ người Hà Nội. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện giao thông hiện đại khiến cho việc đi lại trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, hình ảnh những chiếc xe đạp thô sơ ngày càng ít xuất hiện trên các cung đường của thành phố.
Trong thời bao cấp, phương tiện đi lại chính của người Hà Nội chủ yếu là xe đạp. Hình ảnh những chiếc xe đạp chầm chậm lăn bánh trên các ngõ phố đã khắc sâu trong tâm trí và trở thành một ký ức đẹp trong lòng biết bao thế hệ người Hà Nội, đồng thời hình ảnh chiếc xe đạp cổ bên cạnh những thiếu nữ với tà áo dài cũng đã đi vào thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh, gắn liền với tên tuổi của bao nghệ sĩ một thời.
Còn nhớ những năm 70, chiếc xe đạp là tài sản mơ ước của nhiều gia đình. Chiếc xe đạp thời đó được ví như chiếc ô tô con hai bánh, mà không phải gia đình nào cũng có thể sở hữu, chỉ những gia đình khá giả, sống tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng…mới có điều kiện để sở hữu chúng.
Ông Đào Xuân Tình rất yêu thích và tự hào mỗi khi được ngắm nhìn
và được đi dạo trên những chiếc xe đạp mà mình dày công sưu tập.
Thời đó, sang nhất phải kể đến xe của các hãng nước ngoài như Peugeot, Aviac hay Mercie… giá bằng vài cây vàng, tương đương với một căn hộ vài chục m2. Chính vì vậy những chiếc xe đạp này còn có biển số, giấy chứng nhận sở hữu,  không khác gì việc đi đăng ký những chiếc ô tô hay xe máy ngày nay. Vì thế chiếc xe đạp là cả một tài sản lớn của các gia đình sở hữu chúng.
Là một người con của Hà Nội, gắn liền với những ký ức một thời xa xưa của Hà Nội, Kỷ lục gia, nhà sưu tập Đào Xuân rất đam mê và luôn bị lôi cuốn bởi những chiếc xe đạp Peugoet sản xuất tại Cộng hòa Pháp, hình ảnh những chiếc xe đạp Peugeot cổ với nét quyến rũ và lịch lãm, kiểu dáng sang trọng và tinh tế luôn khắc sâu vào tâm trí của ông. Ông có 3 nguyên tắc trong việc sưu tập xe đạp Peugeot: một là chiếc xe đó phải cổ, hai là phải còn nguyên bản và ba là vẫn sử dụng được tốt. Chính vì vậy, gần hai mươi năm nay ông đã lặn lội, đi nhiều nơi, nhiều quốc gia ở Châu Âu để tìm kiếm, mua và đấu giá những chiếc xe đạp mà ông ưng ý. Vì tiêu chí của ông là xe càng cổ và còn nguyên bản thì ông sẽ cố gắng mua bằng được, dù giá trị cao. Để có được những chiếc xe ưng ý, còn nguyên bản, ông phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết, thời gian và tiền bạc mới có thể sưu tập được. Cứ nghe nói ở đâu có những chiếc xe đạp Peugeot cổ, còn nguyên bản, ông đều tìm mọi cách liên lạc để tìm đến và mua cho bằng được, có rất nhiều những kỷ niệm khó quên trong những năm tháng ông sưu tập, có những chủ nhân của những chiếc xe đạp Peugeot chỉ vì nhận thấy ở ông một niềm đam mê, một tình yêu mãnh liệt với những chiếc xe đạp Peugeot mà đã đồng ý nhượng lại cho ông, dù trước đó đã có rất nhiều người trả cho họ giá trị rất cao, nhưng họ đều không đồng ý bán. Bởi vì chiếc xe đó là cả một ký ức và kỷ niệm của cha ông, của gia đình và dòng họ, nên họ luôn luôn lưu giữ và trân trọng, coi như một kỷ vật không thể thiếu của gia đình, chính vì vậy họ chỉ đồng ý nhượng lại khi gặp được những người sưu tập có tâm, biết nâng niu, trân trọng và gìn giữ những kỷ vật đó.
Kỷ lục gia Đào Xuân Tình trao tặng 2 chiếc xe đạp cho đại diện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Hiện tại bộ sưu tập xe đạp Peugeot của ông đã lên tới 100 chiếc. Điều đặc biệt trong bộ sưu tập xe đạp Peugeot của ông là tất cả các phụ tùng, phụ kiện đều được sản xuất và lắp ráp tại Cộng hòa Pháp (trước năm 1992), vì sau đó hãng xe đạp Peugeot có nhập phụ tùng của các quốc gia khác. Có những chiếc xe đạp trong bộ sưu tập của ông được sản xuất từ năm 1918, có tuổi đời trên 100 năm nhưng vẫn còn hoạt động tốt. Một điểm nổi bật nữa phải kể đến trong bộ sưu tập xe đạp Peugeot của ông mà không phải nhà sưu tập xe đạp nào cũng có được, đó chính là ông rất chú trọng việc sưu tập những chiếc xe đạp Peugeot theo cặp nam – nữ, bởi vì với ông những chiếc xe đạp Peugeot cổ được ông coi như những người bạn, có cảm xúc, có tâm hồn, nên mỗi khi sưu tập được một chiếc xe đạp mới, ông lại cố gắng tìm kiếm và sưu tập thêm chiếc còn lại đúng thời, đúng mầu, để chúng cũng có cặp, vì vậy mà hiện tại ông đã sưu tập được vài chục cặp xe Peugeot sản xuất tại Pháp mang nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau.
Vợ chồng ông Đào Xuân Tình với các đại biểu TW Hội Kỷ lục Việt Nam và khách mời
Để có thể gìn giữ và bảo quản tốt cho những chiếc xe này ông đã phải thuê một đội những người thợ có tay nghề, kỹ thuật cao,chuyên bảo dưỡng, chăm sóc và sửa chữa xe đạp Peugeot để những chiếc xe luôn trong tình trạng sáng bóng và di chuyển tốt. Đặc biệt có bác thợ đến nay đã gần 80 tuổi, nhưng cũng chính vì tình yêu và niềm đam mê với dòng xe đạp Peugeot cổ mà hàng chục năm nay ông vẫn miệt mài chăm sóc, bảo dưỡng và cân chỉnh tỷ mỷ từng chi tiết trong bộ sưu tập xe đạp Peugeot của nhà sưu tập Đào Xuân Tình.
Ông Đào Xuân Tình và CLB doanh nhân nữ Việt Nam 
Mỗi khi được ngắm nhìn và được đi dạo trên những chiếc xe đạp trong bộ sưu tập mà ông đã dành rất nhiều tâm huyết, tiền bạc và thời gian để có được, ông luôn cảm thấy tự hào, vì đó không chỉ đơn thuần là những phương tiện để di chuyển, mà đó còn là cả một ký ức “Một thời để nhớ”, đó là những tác phẩm nghệ thuật, có hồn và mang trong mình những nét văn hóa riêng của một thời xa nhớ.
Ngoài những chiếc xe đạp Peugeot sản xuất tại cộng hòa Pháp thì trong bộ sưu tập của ông còn có 04 chiếc Salex xe đạp máy, 02 chiếc Peugeot 101, 02 chiếc Peugeot 102, 01 chiếc motobecan sản xuất năm 1970, cùng hàng trăm loại đồng hồ treo tường và để bàn cổ, những đồ vật đã làm mê hoặc nhiều người thuộc thế hệ của ông. Đó đều là những sản phẩm vô cùng ý nghĩa và có giá trị.
Ông là một người đam mê, yêu và luôn tìm hiểu rất kỹ những gì gắn liền với văn hóa, con người và kiến trúc của Pháp, đặc biệt là tình yêu với những chiếc xe đạp, xe máy Peugeot cổ của Pháp.
Các cựu nữ sinh trường Đồng Khánh (Trưng Vương) Hà Nội bên những
chiếc xe đạp trong bộ sưu tập của ông Đào Xuân Tình 

Thảo Lan
TAG: kỷ lục quốc gia Bộ sưu tập xe đạp Peugeot sản xuất tại Cộng hòa Pháp có số lượng nhiều nh kỷ lục gia Đào Xuân Tình bao
Tin khác
Phát huy những giá trị văn hoá mang tính đặc trưng, riêng có, xây dựng quận Tây Hồ là trung tâm văn hoá – du lịch của Thủ đô
Vinh danh 23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm 2023
ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Phim “Đóa hoa mong manh” giành 9 giải thưởng quốc tế chính thức ra rạp tại Việt Nam
Mẹ bận rộn dạy con tự lập – Bí quyết nuôi dạy trẻ  biết hào hứng tự học
Gần 1.300 học sinh tiểu học Hà Nội tham gia Cuộc thi Olympic tiếng Anh
Sun Life hợp tác khai trương Không gian thể thao
32 đội bóng dự tranh tài tại giải bóng đá giao lưu cựu sinh viên Hutech
Phim “Điềm báo của quỷ” có nhiều điểm mới thú vị