Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
05:57 PM 25/10/2021
(LĐXH)- Ngày 25/10, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tập đoàn Manpower tổ chức Hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số: Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo việc làm và tương lai kỹ năng cho người lao động Việt Nam” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh và ông Simon Mathews, Giám đốc vùng phụ trách Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông của Tập đoàn Manpower đồng chủ trì hội thảo.
Cùng dự có đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và các diễn giả tại các điểm cầu.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19  ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế xã hội toàn cầu, thị trường lao động trong nước sẽ cần những giải pháp toàn diện từ tất cả các bên liên quan để hướng tới nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, thông qua phát triển kỹ năng và tăng cường tri thức cho người lao động trong tình hình mới.
Tuy nhiên, đại dịch được dự báo sẽ diễn biến rất khó lường, đòi hỏi lĩnh vực lao động, việc làm phải có sự chuẩn bị kỹ hơn và phải thay đổi phần lớn cách thức vận hành hiện đại, số hóa để thích nghi với “trạng thái bình thường mới”.
Trước thách thức phải thay đổi để thích ứng, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nêu rõ, 46 triệu lao động Việt Nam chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao động robot, trang thiết bị công nghệ thông minh…
Bên cạnh đó, chuyển đổi kỹ thuật số đang định hình lại và chuyển đổi các kỹ năng và vai trò theo yêu cầu, trong đó làm nổi bật nhu cầu về nâng cao kỹ năng và đào tạo lại lực lượng lao động.
Để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, giải pháp đặt ra trong thời gian tới là tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước và ưu tiên nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mới.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh dự báo khi việc tiêm ngừa vaccine được triển khai trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, thị trường lao động trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi từ năm 2022 trở đi. Tuy nhiên, đại dịch được dự báo sẽ diễn biến rất khó lường, đòi hỏi lĩnh vực lao động, việc làm phải có sự chuẩn bị kỹ hơn và phải thay đổi phần lớn cách thức vận hành hiện đại, số hóa để thích nghi với trạng thái bình thường mới.
Ông Simon Matthews, Giám đốc Khu vực ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông chia sẻ: “Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch, nhà tuyển dụng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc tạo ra việc làm bền vững cho người lao động. Đặc biệt, bộ phận nhân sự cần cân nhắc việc đưa yếu tố con người làm ưu tiên hàng đầu trong chiến lược điều hành doanh nghiệp”.
Lực lượng lao động toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi không ngừng của thế giới việc làm, được đẩy nhanh bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dịch COVID-19. Theo nghiên cứu của ManpowerGroup, chuyển đổi số là một trong bốn xu hướng nổi bật về lao động hiện nay. Có tới 38% doanh nghiệp trên toàn cầu đang đẩy nhanh kế hoạch số hóa và tự động hóa dưới ảnh hưởng của đại dịch.
Theo một nghiên cứu mới đây giữa ManpowerGroup Việt Nam và Viện Khoa học Lao động & Xã hội, có tới 94% doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài có định hướng rõ ràng về việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất trong ba năm tới.
Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) chia sẻ về đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm giai đoạn 2021-2021”. Đề án tập trung vào xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về lao động việc làm; hệ thống tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường lao động; kho dữ liệu cập nhật liên tục về thị trường lao động.
Ông Vũ Trọng Bình nhấn mạnh, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, thị trường cung – cầu lao động cũng như cuộc cách mạng 4.0, điều cần thiết là phải thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động, việc làm./.
Hồng Anh
TAG: Chuyển đổi số lao động bao
Tin khác
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp