Thời sự
Trang chủ / Thời sự / Thời sự
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Mọi người dân phải được hưởng cái tết đầm ấm
03:45 PM 25/12/2019
(LĐXH)- "… Toàn ngành Lao động - TBXH cần quan tâm, hỗ trợ kịp thời những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để mọi người dân đều có cái Tết Canh Tý vui tươi, đầm ấm. Không được để bất cứ người dân nào, vì lí do gì mà không có tết..."
Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo đối với Ngành Lao động – TBXH của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2020 do Bộ Lao động – TBXH tổ chức vào sáng 25/12.
Tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng những thành công của Ngành Lao động – TBXH đạt được trong năm 2019. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cách làm tổng kết, triển khai nhiệm vụ của Ngành rất ngắn gọn, cô đọng, dễ nhớ dù ngành làm được rất nhiều việc. Năm 2019, toàn Ngành đã hoàn thành các mục tiêu đột phá quan trọng, đó là xây dựng thể chế với Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với nhiều nội dung mới nhưng tỉ lệ tán thành rất cao...
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tạp chí Lao động và Xã hội xin được trích đăng các nội dung bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020:
Năm 2019, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và những tác động không thuận khác gây ra đối với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta, nhưng đất nước ta tiếp tục đạt những kết quả khá toàn diện; đây là năm thứ 2 liên tiếp ước đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội mà Quốc hội ra Nghị quyết giao Chính phủ. Tình hình an ninh, trật tự xã hội được giữ vững và ổn định, quan hệ đối ngoại, quá trình hội nhập quốc tế đạt được nhiều tiến bộ và kết quả rất tốt … Những kết quả đã đạt được khẳng định sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng, đồng thời là kết quả của sự nỗ lực, đồng tâm, hiệp lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân cả nước đã vượt qua khó khăn, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, tạo đà cho sự phát triển các năm tiếp theo; Trên kết quả đó tiếp tục củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trong thành tựu chung quan trọng đó góp quan trọng của toàn ngành Lao động - TBXH. Ngành đã nghiêm túc triển khai các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mà trực tiếp là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiên trì thực hiện các mục tiêu đề ra trên tất cả các lĩnh vực được giao, triển khai tương đối đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt vừa hướng đến các mục tiêu trong trung và dài hạn. "Tôi cơ bản đồng tình với những kết quả đã đạt được trong năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ của năm 2020 như báo cáo đã trình bày và cũng như một số ý kiến phát biểu tại Hội nghị. Tôi khen Bộ Lao động - TBXH có cách tổng kết rất hay. Có một tập sách hình ảnh minh họa và lời chú thích để ghi lại những điểm nổi bất nhất của ngành Lao động - TBXH năm 2019 cùng Clip. Đó là những báo cáo sinh động nhất cùng với báo cáo đã được gửi đến các đại biểu. Thời gian, thay vì đọc báo cáo rất dài rát khó nhớ so với xem 1 tập phim và 1 tập sách. Dần dần chúng ta thay đổi các tổng kết báo cáo, dễ nhỡ và sinh động.  
Quang cảnh hội nghị 
Tôi khen Bộ Lao động - TBXH có cách tổng kết rất hay. Có một tập sách hình ảnh minh họa và lời chú thích để ghi lại những điểm nổi bất nhất của ngành Lao động - TBXH năm 2019 cùng Clip. Đó là những báo cáo sinh động nhất cùng với báo cáo đã được gửi đến các đại biểu. Dần dần chúng ta thay đổi các tổng kết báo cáo, dễ nhỡ và sinh động. không còn nhiều nữa. Đồng chí Huỳnh Văn Tý sau khi thôi làm Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH làm chuyên gia giúp Bộ trưởng rất hiệu quả. Chính sách người có công chúng ta phải làm trách nhiệm và rất hiệu quả. Khi tôi làm Bộ trưởng Lao động - TBXH đứng chất vấn trước Quốc hội 12 tôi nhận trách nhiệm và xin hứa đối với những người có công vối cách mạng, chúng ta phải làm hết trách nhiệm. Có những người dân nhận bằng tổ quốc ghi công của cha, của ông mà nước mắt rơi đầm đìa.
Bộ là cơ quan chủ trì, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Bộ luật Lao động (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành rất cao. Riêng công ước 98 Chủ tịch nước trình thì 100% đại biểu tán thành. Chúng ta còn 2 Công ước là 105 và 87. Trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần này, chúng ta đã đưa tinh thần và tiêu chuẩn, nguyên tắc đó đã được đưa vào đây. Khi tham gia đàm phán các Hiệp định FTA thế hệ mới, bao giờ vấn đề lao động, công đoàn cũng được nhắc tới. Đây là những nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chức quốc tế. Khi thông qua Bộ luật Lao động, tôi tiếp Chủ tịch Ủy ban quốc tế của Nghị viện Châu Âu ong đánh giá. Đồng thời, các văn bản này thông qua sẽ có hiệu lực sẽ góp phần cải thiện điều kiện làm việc, các tiêu chuẩn lao động, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định trong bối cảnh mới, khi chúng ta cam kết và thực thi các điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA).
Bộ Lao động - TBXH đã đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận trong các lĩnh vực ngành phụ trách. Trong đó, lĩnh vực lao động, việc làm đã hoàn thành trước 01 năm của Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; đáng mừng là cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, các tỉnh, thành phố đều đạt và vượt chỉ tiêu tạo việc làm đã đề ra. Hôm qua tôi có xem 1 đoạn thời sự về Trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm rất tốt. Lao động tự do giờ cũng có thể đến Trung tâm để tìm việc làm. Trung tâm trở thành điểm kết nối giữa người cần tuyển dụng lao động và người cần việc làm.
Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, công tác tuyển sinh học nghề đều đạt và vượt kế hoạch, chất lượng đào tạo nghề ngày càng được nâng cao, gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp và giải quyết việc làm (đào tạo có địa chỉ), đào tạo chất lượng cao cho hàng ngàn sinh viên theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong thực tế, có những người tốt nghiệp đại học rồi nhưng chuyển sang học nghề để làm việc.
Công tác giải quyết tồn đọng trong xác nhận, công nhận người có công với cách mạng luôn được đặc biệt quan tâm. Bộ đã phối hợp với các địa phương các bộ, ngành, xem xét xác nhận cho hàng ngàn trường hợp thương binh, liệt sĩ. Theo báo cáo của Bộ, đã có 8 địa phương đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không còn tồn đọng.
Một lĩnh vực quan trọng trong công tác an sinh xã hội là tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo. Ngành quan tâm chỉ đạo và bước đầu đã tạo sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của mỗi người dân. Các chính sách giảm nghèo hướng tới hỗ trợ sinh kế lâu dài, làm động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo, người nghèo được cải thiện hơn về điều kiện sống. Tiêu chuẩn nghèo không chỉ tiếp cận tiêu chí thu nhập mà được mở rộng tiếp đa chiều, bên cạnh nhu cầu vật chất còn có nhu cầu về tinh thần. Tôi rất cảm động khi biết, tại một số địa phương có những lá đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo ngày càng nhiều, từ những tỉnh khó khăn như Điện Biên, đến những tỉnh rộng lớn đông dân như Thanh Hóa, Nghệ An đến Quảng Bình, Kon Tum... đã có những lá đơn xin thoát nghèo. Thậm chí những lá đơn đó của những ông bà rất già nhưng viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để dành chính sách đó cho những người nghèo hơn. Những tấm gương này rất tốt, điều đó thể hiện những hiệu quả của chính sách giảm nghèo. Nhưng quan trọng hơn, đó là việc người dân đã dần từ bỏ dần tư tưởng trông chờ vào Nhà nước để nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Chúng ta đã tạo niềm tin, khát vọng muốn xóa nghèo của người dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi cùng các đại biểu dự hội nghị
Ở lĩnh vực trẻ em cũng đã được những kết quả tốt. Tuy nhiên, trước tình trạng bạo lực xâm hại trẻ em vẫn còn là vấn đề bức xúc của xã hội, nhà trường và phụ huynh. Công tác chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật và các lĩnh vực công tác khác của Ngành đều có nhiều điểm sáng, góp phần vào thành tích chung của Ngành trong năm vừa qua.
Để có được kết quả như trên, tôi đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành vừa quyết liệt, sáng tạo, đổi mới vừa linh hoạt và sự đoàn kết nhất trí, dân chủ của tập thể lãnh đạo Bộ, trong đó có vai trò của người đứng đầu. Tôi cũng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp, cống hiến, chung sức, chung lòng của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngành Lao động - TBXH.
Trước thềm năm mới 2020, với tinh thần lạc quan, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của cả giai đoạn 5 năm và xây dựng chiến lược, kế hoạch cho giai đoạn tới đòi hỏi, cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong đó có Ngành Lao động - TBXH phải ra sức phấn đấu, khẩn trương, quyết liệt và sáng tạo hơn. Tôi đề nghị các đồng chí quan tâm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trên cơ sở Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Một trong những trọng tâm của năm 2020 là phải phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế bền vững gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo đảm các mục tiêu an sinh xã hội. Đây là những nội dung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Ngành Lao động - TBXH đã và đang thực hiện.
Thứ hai, Bộ tiếp tục tham mưu và thực hiện công tác hoàn thiện thể chế, với trọng tâm là gấp rút xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng trong giai đoạn tới. Cụ thể, trước mắt có  25 Nghị định để hướng dẫn Bộ luật Lao động. Còn sửa đổi Pháp lệnh người có công với cách mạng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý lùi lại để đánh giá kỹ tác động theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi. 1 năm tiếp tục hoàn thiện thể chế. Trong việc thực hiện, thi hành pháp luật có những vướng mắc bất cập thuộc về Luật vì cuộc sống luôn luôn đi trước chính sách pháp luật đề ra thì cần báo cáo, trình Bộ Tư pháp tập hợp lại đưa vào chương trình xây dựng pháp luật để kịp thời sửa đổi.
Đặc biệt lưu ý việc cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Đây là những vấn đề rất lớn, liên quan đến nguồn lực của nhà nước và sự tham gia của người lao động. Bên cạnh đó, sớm xây dựng, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động để đảm bảo việc thực thi theo đúng thời gian hiệu lực thi hành.
Thứ ba, tiếp tục rà soát, đánh giá các chính sách an sinh xã hội trên từng lĩnh vực để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành chính sách mới cho phù hợp. Trong đó lưu ý các chính sách khuyến khích, tạo cơ hội để mọi người dân có việc làm và cải thiện thu nhập, để nâng cao mức sống. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp, với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần gì chúng ta đào tạo cái đó chứ không phải đào tạo cái chúng ta có. Nhu cầu thị trường gắn với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, lấy nó làm nền tảng, công nhân cũng phải trang bị kiến thức, sử dụng máy móc thành thạo chứ không phải lao động chân tay. Đó là nguồn nhân lực chất lượng cao – một trong 3 điểm nghẽn của đất nước hiện nay. Phải đảm bảo người lao động có thu  nhập công bằng về tiền lương, về các loại bảo hiểm, cải thiện điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động. Huy động tốt nhất nguồn lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Thứ tư, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành đối với các đối tượng người có công. Đối tượng ngày càng ngày càng ít đi. Cần đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, trong cộng đồng cùng với Đảng, Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng. Kiên trì thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trước mắt là giảm nghèo với đối tượng chính sách vì mục tiêu đề ra là không để đối tượng chính sáchcó mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình của dân cư nơi cư trú. Hết nhiệm kỳ này cần bảo đảm không còn hộ gia đình chính sách nào có thu nhập thấp hơn mức sống trung bình của khu dân cư. Chuyển hướng tiếp cận nghèo đa chiều thực chất hơn để thiết kế chính sách giúp người dân phát huy tinh thần tự lực, vươn lên thoát nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn. Chúng ta cũng phải thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai.
Thứ năm, tiếp tục quan tâm tới công tác bình đẳng giới trong đó đối tượng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, hướng tới thu hẹp khoảngvề cách giới; bảo đảm bình đẳng giới trong tổng thể các hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình. Xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả trẻ em. Quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm bạo lực, xâm hại, đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật với trẻ em, bạo hành trẻ em; tăng cường công tác phòng chống ma túy, mại dâm. Sắp tới sẽ sửa Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ sáu, chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; tập trung xử lý, làm chuyển biến rõ nét những vấn đề xã hội còn bức xúc mà cử tri và đại biểu Quốc hội cũng như nhân dân quan tâm.Ở chỗ khác sử dụng Ngân sách Nhà nước sai 1 đồng chịu tội 1 đồng nhưng ngành LĐ-TB&XH sử dụng tài sản, tiền bạc của Nhà nước chi cho các mục tiêu (người có công, giảm nghèo, trẻ em, tiền lương…) chúng ta vi phạm 1 đồng chúng ta phải chịu tội gấp nhiều lần.Bởi ý nghĩa, tính chất nó khác vì thế cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để kịp thời thông tin, giải trình, báo cáo với nhân dân, với xã hội trung thực, chính xác những kết quả tích cực, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cũng như trong phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật, định hướng điều hành của Ngành để giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng, chia sẻ và tạo sự đồng thuận cao trong thực thi.
Lãnh đạo Bộ và Ngành cần đầu tư trí lực, tìm tòi để nghiên cứu xây dựng một chiến lược dài hạn để phát triển ngành đồng đều, hài hòa giữa bảo đảm an sinh xã hội nói riêng, chính sách xã hội nói chung với thúc đẩy đổi mới công tác quản lý nhà nước và phát triển thị trường lao động ngày một đa dạng, năng động, linh hoạt trong bối cảnh hội nhập, tiệm cận với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Đây là vấn đề dài hạn và đòi hỏi phải có tầm nhìn, tư duy chiến lược lớn nên tôi đề nghị Đồng chí Bộ trưởng, tập thể Lãnh đạo Bộ quan tâm.
Nhân dịp chuẩn bị đón năm mới 2020 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc, tôi đề nghị toàn Ngành Lao động - TBXH tập trung quan tâm, chăm lo chu đáo, hỗ trợ kịp thời người dân, nhất là các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người dân ở vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão, lũ... để mọi người dân đều được đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vui tươi, lành mạnh, đầm ấm,an toàn, tiết kiệm...

Trần Thắng

 

TAG: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân Ngành Lao động - TBXH Tổng kết bao
Tin khác
Đảng ủy Bộ LĐTB&XH quán triệt bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Điểm tựa truyền thống tiếp bước cho khát vọng Tây Hồ
Đoàn viên công đoàn và thanh niên Bộ LĐTB&XH tham gia hiến máu tình nguyện
Hội Báo chí toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM
Gần 1,6 ngàn chiến sĩ mới nhập ngũ trong công an tham gia huấn luyện năm 2024
Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức hội nghị đánh giá về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Tập trung cao độ cho vấn đề lao động, việc làm”
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh dự lễ giao, nhận quân tại H.Định Quán
Tổ chức dâng hương viếng liệt sĩ, các di tích lịch sử trước khi nhập ngũ