Sức khỏe - Đời sống
Trang chủ / Sức khỏe - Đời sống / Sức khỏe - Đời sống
Chọn mua sữa cho bé sơ sinh phù hợp, giúp trẻ giảm nôn trớ
07:40 PM 03/12/2017
Nôn trớ là tình trạng thức ăn từ dạ dày chảy ngược qua thực quản ra ngoài miệng thường gặp ở các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau mỗi lần nôn trớ, bé thường mệt mỏi, quấy khóc làm mẹ vô cùng căng thẳng. Vậy làm sao để hạn chế những cơn nôn trớ ở bé? Mua sữa cho bé sơ sinh loại nào để bé hấp thụ tốt? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề trên.

Nôn trớ khiến bé mệt mỏi, quấy khóc 

Để có biện pháp hạn chế hiệu quả, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây nôn trớ

Dựa vào nguyên nhân, nôn trớ được phân thành 2 loại chính: nôn trớ sinh lý (trào ngược) và nôn trớ bệnh lý (do rất nhiều loại bệnh và hoàn cảnh tác động khác nhau).

Phổ biến nhất là tình trạng nôn trớ trào ngược thường thấy ở 60% các bé sơ sinh và nhũ nhi khoẻ mạnh, có những đặc điểm như không nôn nhiều, không nôn vọt, bé chỉ nôn ra thức ăn lỏng… Sở dĩ có hiện tượng này là do các cơ quan của bé chưa phát triển. Khi mới chào đời, dạ dày của bé hiện vẫn còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín, thể tích dạ dày nhỏ. Thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu ở thể lỏng, bé lại hay nằm nhiều, thức ăn dễ ứ đọng lâu trong dạ dày làm bé dễ bị nôn trớ. Bé sẽ tự động hết nôn trớ trào ngược khi được 12 – 18 tháng.

Ngoài ra, nôn trớ sinh lý có thể do tác động bên ngoài như mẹ cho bé bú sữa hoặc ăn chưa đúng cách như cho bé ăn quá nhiều, bú quá no, ngậm vú giả, pha sữa, bú bình không đúng cách, ăn thức ăn mới lạ…

Ít gặp hơn là nôn trớ bệnh lý, chỉ xảy ra khi bé gặp bất thường như tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị và nhiều bệnh lý viêm nhiễm, chuyển hoá hay tác dụng ngoại ý của thuốc, …. Lúc này, mẹ cần cho bé đến bác sĩ để được điều trị.

Cách hạn chế nôn trớ vì tác động bên ngoài

Đối với bé bú mẹ, thông thường mỗi cữ bú chỉ nên bú 1 bên vú, cữ sau sẽ đổi bên còn lại. Đối với các bé phải bú 2 bên mới đủ, mẹ hãy cho bé bú bên trái trước sau đó mới chuyển sang phải để sữa dễ dàng xuống dạ dày mà không trào ngược ra ngoài. Đồng thời, mẹ nên canh thời gian khi cho bé bú, trung bình 15-20 phút là đủ. Thời gian cho bé bú không nên quá 30 phút để tránh bé nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú hay nghiền vú, chênh lệch thời gian bú… Mẹ không nên để bé nằm bú vì tư thế này dễ khiến bé bị sặc và trớ sữa, đồng thời mẹ cũng không nên để bé quấy khóc khi bú vì bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Nếu bé bú bình, mẹ nhớ lưu ý để sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

 

Bé cần được bế theo tư thế thẳng 10 – 15 phút để tránh nôn trớ

Sau khi bé bú, mẹ cần bế bé theo tư thế thẳng 10 – 15 phút, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi xoa nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

Nếu bé đã ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn nhiều mà nên chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2h, tối đa là 4-5h.

Cách hạn chế nôn trớ trào ngược – Chuyển sang chế độ đặc 

Từ lâu, nhiều mẹ chống nôn trớ cho bé bằng cách bổ sung tinh bột vào sữa để tạo độ sánh (tăng độ nhớt). Vì sao cách này lại hiệu quả?

Bình thường, sữa mẹ hay thức ăn sẽ đi qua miệng, xuống thực quản, qua tâm vị rồi vào dạ dày. Cần biết để ngăn dòng trào ngược từ dạ dày vào thực quản, tâm vị cần phát triển cơ vòng thực quản dưới. Vài tháng đầu sau sinh, vòng cơ này vẫn còn tiếp tục thay đổi nên bé dễ nôn trớ. Hơn nữa, dạ dày bé sơ sinh còn nằm ngang, góc giữa thực quản và dạ dày là góc từ nên không thể ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Mặt khác, môn vị – van giữa dạ dày và ruột lại rất phát triển. Môn vị, ở dưới đóng quá chặt, trong khi tâm vị, ở trên lại lỏng lẻo khiến thức ăn dễ bị ứ đong. Thức ăn chủ yếu của bé sơ sinh lại là chất lỏng, bé còn hay nằm nhiều. Tất cả những điều này khiến bé thường xuyên bị nôn trớ trào ngược

Chính vì vậy, thay đổi chế độ ăn bằng cách chuyển sang chế độ đặc là biện pháp phòng ngừa và giảm nôn trớ sinh lý hiệu quả.

Làm thế nào để chuyển sang chế độ đặc?

Hiện nay có 3 phương pháp làm đặc chế độ dinh dưỡng thường được các mẹ áp dụng.

Đơn giản nhất chính là bổ sung tinh bột trong phần bột, cháo hay sữa của bé. Tuy nhiên, bột hay cháo quá nhiều tinh bột có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá cũng như phát triển của bé. Lượng tinh bột trong sữa cũng không được vượt quá 2% (tức là 2g/ 100ml).

Cách thứ hai chính là sử dụng bột, gạo, hoặc bột ngũ cốc bổ sung vào sản phẩm dinh dưỡng. Hạn chế của phương pháp này chính là làm sản phẩm dinh dưỡng bị đặc, sánh trước khi uống nên thường gây tắc các núm vú. Ngoài ra, cách này còn làm thay đổi thành phần công thức, giảm hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng.

Cách cuối cùng cũng là cách khắc phục được những khuyết điểm của hai phương pháp trên, chính là cho bé sử dụng sản phẩm dinh dưỡng với tinh bột tinh chế. Phương pháp này giúp giữ nguyên thành phần công thức giúp bé hấp thu tốt và độ đặc sánh của sản phẩm chỉ tăng lên trong môi trường acid của dạ dày, giúp hạn chế tình trạng nôn trớ trào ngược.

Như vậy, để giảm nôn trớ hiệu quả cho bé cũng như tiết kiệm công sức và thời gian cho mẹ, mẹ có thể chọn mua sữa cho bé sơ sinh có tác dụng hạn chế tình trạng nôn trớ trào ngược ở trẻ như Optimum Comfort . Hoặc chọn các sản phẩm dinh dưỡng được làm đặc nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột bắp với tỉ lệ nhỏ hơn 2g/ 100 ml, phù hợp với tiêu chuẩn của Codex. Ngoài ra, các sản phẩm dinh dưỡng này còn phải cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng khác để bé phát triển toàn diện như: Hệ chất xơ hòa tan prebiotic GOS: FOS & men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch cho bé.

Tin rằng với bài viết trên, mẹ đã có những biện pháp giúp bé giảm nôn trớ hiệu quả và phù hợp. Chúc bé của mẹ luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.

PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM

Thư ký Chi hội Tiêu hoá, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Việt Nam

 

TAG: Chọn mua sữa cho bé sơ sinh phù hợp giúp trẻ giảm nôn trớ
Tin khác
Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Nestlé Việt Nam phối hợp nâng cao nhận thức về vai trò của dinh dưỡng hợp lý với sự phát triển của học sinh tiểu học
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi
Novartis bảo vệ thành công bằng sáng chế hoạt chất Vildagliptin tại Việt Nam
GE HealthCare và Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hợp tác ra mắt Trung tâm trưng bày giải pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại
Khám, điều trị cùng Bác sĩ chuyên gia - Bệnh viện 199
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn”
Vietnam Medipharm Expo 2023: Quy tụ 150 doanh nghiệp ngành y dược trong nước và quốc tế
Vinamilk hợp tác chiến lược với CLB Điều dưỡng trưởng Việt Nam để chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người bệnh