Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
"Chiến sỹ" của cộng đồng lao
08:39 AM 11/10/2021
(LĐXH) Vốn đã từng sa vào ma túy song Chu Thái Sơn đã tự mình vượt qua làm lại cuộc đời và hỗ trợ hàng nghìn người từ bỏ con đường nghiện ma túy trở về cuộc sống đời thường. Đặc biệt, anh cùng những người bạn lập nhóm: Niềm tin HD, giúp đỡ và hỗ trợ cho những bệnh nhân Lao trở về cuộc sống đời thường.
“Đứng dậy sau cú ngã”
Vốn có tiền sử nghiện ma túy nhưng với quyết tâm làm lại cuộc đời anh Chu Thái Sơn, Hải Dương đã tự mình cai nghiện được ma túy. Từ bỏ được ma túy nhưng năm 2009 anh phát hiện mình mắc bệnh Lao. Thời ấy, bệnh Lao được xem là nỗi ám ảnh với người bệnh vì xã hội vẫn còn nhiều kỳ thị đối với bệnh này. Sau hơn 1 năm điều trị, qua 2 lần chuyển viện với biết bao đau đớn cuối cùng Sơn cùng cầm trên tay kết quả âm tính với Lao.
Trở về cuộc sống đời thường, ngẫm lại những gì mình đã trải qua Sơn quyết tâm làm lại cuộc đời và xin làm đồng đẳng viên trợ giúp cho những người nghiện ma túy và bệnh nhân Lao. Quá trình đi làm đồng đẳng viên Sơn chợt nhận thấy, rất nhiều người nghiện ma túy muốn được trở về là chính mình làm lại cuộc đời thế nhưng họ lại loay hoay rơi vào bế tắc vì thiếu sự hỗ trợ cũng như sự cảm thông của người thân và xã hội. Nhất là những người đã sử dụng ma túy bị kháng Lao thì con đường quay về làm lại cuộc đời càng khó hơn bao giờ hết. Thấu hiểu điều đó, Sơn miệt mài tham gia những hoạt động ở tỉnh, anh không nề hà đi gặp và tiếp xúc rồi kiên trì thuyết phục để người sử dụng ma túy đi cai nghiện. Rồi cơ duyên đưa Sơn gặp được Thành, Tiến, Trung,  4 người với 4 mảnh ghép cuộc đời khác nhau nhưng có chung một ý chí muốn lan tỏa nghị lực sống để giúp những người lầm lỡ làm lại cuộc đời. Tên nhóm Niềm tin HD ra đời vì lẽ đó.

Các thành viên trong nhóm tư vấn về cách phòng, chữa bệnh Lao

“Khi thành lập nhóm bọn mình chỉ có mong muốn hỗ trợ người sử dụng ma túy có  thêm kiến thức để phòng chống sốc thuốc, lây nhiễm HIV và quan trọng hơn là có thể giúp đỡ mọi người cai nghiện hoặc hỗ trợ mọi người vào nhóm đối tượng sử dụng chương trình Methadone. Ngày đó để được vào nhóm đối tượng Methadone không dễ như bây giờ. Cùng với đó, hỗ trợ mọi người tiếp cận được với chính sách pháp luật, hỗ trợ vay vốn để sản xuất. Với những người nghiện ma túy thì có công việc ổn định là liệu pháp để từ bỏ nghiện và làm lại cuộc đời” – Sơn chia sẻ.
Để có thể duy trì được hoạt động của nhóm, các thành viên nhóm tham gia làm đồng đẳng viên cho các trung tâm phòng chống HIV, AIDS tỉnh cũng như các hoạt động khác. Từ số tiền có được từ đi làm đồng đẳng viên, nhóm mua thuốc và tiến hành chi trả các dịch vụ cần thiết cho người có nhu cầu cai nghiện ma túy. “ Nhiều lúc cũng khó khăn lắm nhưng nghĩ nếu mình cố gắng một chút sẽ “kéo” được một người thoát khỏi vũng lầy thế nên các thành viên lại cố gắng. Cũng rất may, mấy anh em rất được các thành viên ủng hộ và tin tưởng. Rất nhiều người dù chưa gặp và biết nhóm như thế nào nhưng gửi thư, gọi điện nhờ Nhóm hỗ trợ và tư vấn” – Sơn cho biết.
Chiến sỹ “ chống” Lao
Quá trình đi hỗ trợ và giúp đỡ người sử dụng ma túy các thành viên nhóm nhận thấy, rất nhiều người nghiện đã không có cơ hội làm lại cuộc đời khi bị mắc bệnh Lao. Chứng kiến nhiều người phải giã từ cuộc đời dù quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy, nhóm quyết tâm rẽ sang hướng hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ bệnh nhân bị Lao. Năm 2014 cơ duyên mới đã đến với Sơn khi anh biết được thông tin BS Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến Phát triển cộng đồng ( SCDI) thành lập mạng lưới cộng đồng nhằm chung tay đẩy lùi bệnh Lao trong cộng đồng. Không ngần ngại ngay lập tức Sơn tham gia vào mạng lưới.

Các thành viên Nhóm Niềm tin HD tích cực tham gia tình nguyện phòng, chống dịch Covid-19

“ Ngày ấy bệnh Lao với mọi người và xã hội vẫn là thứ bệnh rất nguy hiểm, hầu như mọi người đều xa lánh khi ai đó nhắc đến từ Lao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân giấu bệnh, không được chữa bệnh kịp thời rất nhiều người đã không còn cơ hội sống. Chứng kiến nhiều  người đã chết vì bệnh Lao, tôi chỉ suy nghĩ làm sao truyền tải và làm được thật nhiều việc để thay đổi suy nghĩ về bệnh Lao. Vì thế tôi từ người rất ngại nói trước đám đông nhưng đã trở thành một người hoạt ngôn” – Sơn chia sẻ. 
Với những nỗ lực của mình anh Sơn cùng 40 thành viên trong Mạng lưới Cộng đồng Phòng, chống Lao Việt Nam đã kết nối được với hàng trăm tổ chức và cá nhân trong cả nước, trở thành thành viên của Chương trình chống Lao Quốc gia và là đối tác quan trọng của một số đối tác quốc tế.

Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao cao và Lao kháng đa thuốc cao nhất trên Thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc Lao cao và đứng hàng thứ 15 gánh nặng Lao kháng đa thuốc với 70% người mắc bệnh Lao ở trong độ tuổi lao động các gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh Lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. Vì vậy, Lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh Lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
Thảo Lan 
TAG: thắp sáng niềm tin người lầm lỡ Nhóm Niềm tin HD hải Dương hỗ trợ bệnh nhân lao bao
Tin khác
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024