Thời sự
Trang chủ / Thời sự / Thời sự
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lọt top 12 Bộ, ngành có chỉ số cải cách hành chính tốt nhất
10:13 AM 03/05/2018
Theo kết quả chỉ số cải cách hành chính vừa được công bố ngày 2/5, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có giá trị điểm số tăng cao nhất 8,09% (từ 71,91% năm 2016 lên 80% năm 2017). Với kết quả này, ngoài Bộ LĐ-TB&XH, năm nay có thêm sự chuyển lên nhóm trên của 5 Bộ khác.
Bộ LĐ-TB&XH tăng cao nhất 8,09%
Ngày 2/5 Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2017. Lễ công bố do Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì. Đối tượng của bộ chỉ số này là 19 bộ, ngành và 63 UBND các tỉnh, thành.
Kết quả chấm điểm và xếp hạng năm 2017 cho thấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dẫn đầu khối bộ, ngành với 92,36 điểm (thang điểm 100). Năm 2016 Ngân hàng Nhà nước cũng đứng đầu bảng xếp hạng.
Thứ hạng tiếp theo là Bộ Thông tin - Truyền thông (86,13 điểm), Bộ Tài chính (84,42), Bộ Tư pháp (83,93), Bộ Công Thương (83,59)… Ở chiều ngược lại, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ KH&ĐT, Bộ Xây dựng xếp cuối bảng xếp hạng.
Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017
Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ ngành chia làm 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm 12 bộ, cơ quan ngang bộ có chỉ cải cách hành chính trên 80%, gồm: NHNN; Bộ TT&TT; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao; Bộ NN&PTNT; Bộ KH&CN; Bộ Nội vụ; Bộ TN&MT; Bộ GD&ĐT; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Nhóm thứ hai gồm 7 bộ có kết quả từ 70 - 80%, gồm: Bộ VH-TT&DL; Bộ GTVT; Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ KH&ĐT; Bộ Y tế; Ủy ban dân tộc.
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, giá trị trung bình chỉ số cải cách hành chính của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 79,92%.
So với năm 2016, năm nay, có 9 đơn vị tăng điểm số, gồm: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ TT&TT; Bộ Tư pháp; Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao; Bộ NN&PTNT; Bộ Nội vụ; Bộ TN&MT; Bộ GD&ĐT.
Trong đó, đáng chú ý, Bộ Lao động-TB&XH có giá trị điểm số tăng cao nhất, 8,09% (từ 71,91% năm 2016 lên 80% năm 2017).
Sử dụng chỉ số hài lòng của người dân
Đối với kết quả PAR INDEX 2017 của các tỉnh, thành: Xếp đầu tiên là tỉnh Quảng Ninh, đứng thứ hai là Hà Nội và kế tiếp là các tỉnh Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng. Ở chiều ngược lại, tỉnh Quảng Ngãi xếp hạng cuối cùng, kế đến là Bến Tre, Thanh Hóa…
Theo kết quả đánh giá, chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các tỉnh, thành có giá trị trung bình đạt 77,72%, cao hơn 3,08% năm 2016. Trong đó, 32/63 tỉnh, thành có kết quả chỉ số đạt trên giá trị trung bình, chỉ có 3 đơn vị đạt kết quả chỉ số dưới 70%, trong khi đó con số này năm 2016 là 15 đơn vị.
Đáng nói, chỉ số cải cách hành chính năm 2017 có sử dụng chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) như một chỉ số thành phần, chiếm tới 12% tổng số điểm tối đa để đánh giá tác động của cải cách hành chính tại các tỉnh, thành phố.
 

Với kết quả này, ngoài Bộ Lao động-TB&XH, năm nay có thêm sự chuyển lên nhóm trên của Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương.

“Làm sao cải thiện được tình hình, mục tiêu không phải vì thăng hạng, mà vì trách nhiệm, hướng đến đích cuối cùng là phục vụ tốt cho người dân. Làm sao để 2018, cải cách hành chính gắn với CNTT phải là một đột phá của toàn ngành”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vào ngày 27/11 năm ngoái 2017.

Cũng tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (Phó trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ), trưởng Đoàn kiểm tra đã khen ngợi các thay đổi, quyết tâm cải cách hành chính của Bộ LĐ-TB&XH.

Liên quan đến cải cách hành chính, nhiều lần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay Bộ đã đưa ra chương trình quyết liệt để thực hiện. "Có lẽ bây giờ chỉ Bộ Lao động-TB&XH là Bộ trưởng xung phong làm trưởng ban cải cách hành chính, CNTT. Tôi tin rằng hết 2018, Bộ không còn ở thứ hạng như trước đây. Còn “đứng” ở đâu, không bàn đến, nhưng dứt khoát phải có sự chuyển động, để tạo ra hiệu quả nhất định, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Đó phải là điều tiên quyết!”, thêm một lần nữa, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Một số ứng dụng công nghệ khi bắt tay với Viettel đã được Bộ vận hành vào tháng 12 năm ngoái 2017. Đến hết năm 2018, những lĩnh vực cơ bản như việc làm, an toàn lao động, quản lý lao động ngoài nước, người có công và dạy nghề sẽ "nối mạng".

Theo nhận định của nhiều đại biểu bên lề Lễ công bố, Bộ LĐ-TB&XH đã “thăng hạng” ngoạn mục, lọt nhóm thứ nhất đạt kết quả chỉ cải cách hành chính trên 80%, bao gồm 12 bộ, đã minh chứng cho quyết tâm cao của người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cũng như toàn thể lãnh đạo Bộ trong việc đẩy mạnh cả cách hành chính gắn với công nghệ thông tin.


Theo baodansinh.vn

TAG: cải cách hành chính Bộ LĐTBXH top 12 bao
Tin khác
Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nghỉ 5 ngày Lễ 30/4 và 1/5
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề quý I/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đẩy mạnh hợp tác nhân lực về đào tạo nghề giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cơ hội tốt để người lao động lựa chọn những vị trí việc làm phù hợp
Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH chính thức tiếp nhận Đảng bộ và đảng viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II
Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp kiểm tra huấn luyện tại Đồng Nai
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển
Tin buồn: Đồng chí Trần Thị Thanh Thanh từ trần