Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Bình Phước đẩy mạnh triển khai hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết 68/NQ-CP
02:03 PM 13/10/2021
(LĐXH) - Qua việc triển khai quyết liệt Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1848/QĐ-UBND của UBND về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, đến nay, tỉnh Bình Phước đã có khoảng 71 ngàn người lao động, người sử dụng lao động được hỗ trợ với tổng số tiền chi trả trên 83 tỷ đồng.

Ủy Ban MTTQ tỉnh Bình Phước tặng quà cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại huyện Hớn Quản, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đốp (tỉnh Bình Phước)

11/11 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện 

Theo thống kê của UBND tỉnh Bình Phước, đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh đã có 487/3.602 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động; 3.038/3.602 doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất với hơn 56.012 người lao động phải ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương; gần 80.000 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và đối tượng đặc thù khác (gọi tắt, lao động tự do) bị mất việc làm, theo đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an sinh xã hội.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính; Quyết định số 1848/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Bình Phước đã có 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành văn bản, đồng thời triển khai thực nhanh hiện kế hoạch. Sở, ngành, đơn vị chức năng và chính quyền các huyệ, thị xã, thành phố toàn tỉnh đã triển khai các cấp chính quyền tập trung hướng dẫn thực hiện đối với 12 chính sách.

Đến nay, có 5/12 chính sách đạt tỷ lệ 100% (giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm tại nạn, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất; hỗ trợ người lao động bị mất việc làm; hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng F1, F0 và người sử dụng vay vốn). Còn lại 02/12 chính sách đạt tỷ lệ dưới 50%; 02 chính sách chưa triển khai được, thứ nhất là: chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn để đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động; hai  là chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch.

Cụ thể, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, đến nay tỉnh Bình Phước đã thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 3 tháng (tháng 7, 8, 9) cho khoảng 1.960 đơn vị với 102.000 lao động, tổng số tiền trên 8,865 tỷ đồng (đạt 100%) đối tượng đủ tiêu chuẩn được hỗ trợ. Số đơn vị, doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 01 đơn vị (41 lao động) với số tiền là 58 triệu đồng đạt tỷ lệ 100%.

Hiện tỉnh Bình Phước cũng đã phê duyệt hỗ trợ cho 1.475 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với số tiền 4,9 tỷ đồng, đã chi hỗ trợ cho 239 người, số tiền trên 01 tỷ đồng, đạt 16%. Bên cạnh đó, Tỉnh còn chi hỗ trợ thêm cho 32 người lao động đang mang thai, số tiền 32 riệu đồng và 507 bà mẹ/bố (người đang nuôi con nhỏ) với số tiền 507 triệu đồng.

Về chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc, đến nay tỉnh Bình Phước đã phê duyệt hỗ sở của 197 người và đã duyệt chi cho 146 người. Đồng thời, hỗ trợ thêm cho 08 người lao động đag mang thai (1 triệu đồng/người) và 57 người lao động đang nuôi con nhỏ (trẻ em) với kinh phí 199 triệu đồng.

UBND tỉnh Bình Phước cũng cho hay, chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, đến nay tỉnh đã phê duyện cho 02 lao động với số tiền trê 9 triệu đồng (trong đó, cả 02 lao động đều đang nuôi con nhỏ) nên được hỗ trợ thêm mỗi người 01 triệu đồng.

 Đồng thời, tỉnh cũng đã phê duyệt cho 2.731 là các đối tượng duyệt chi cho 1.581 đối tượng là trẻ em, người đang điều trị Covid-19 và người cách ly y tế với tổng kinh phí trên 2,6 tỷ đồng. Hiện đã chi hỗ trợ cho 2.731 người, với kinh phí trên 1,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 58% (những đối tương này đã được các cơ sở điều trị và khu cách ly chi tiền ăn hàng ngày, theo đó đã chi hỗ trợ đạt 100%). Tính đến nay tỉnh Bình Phước cũng đã triển khai và phê duyệt hỗ trợ cho 1.762 hộ kinh doanh với số tiền trên 5,2 tỷ đồng và đã chi hỗ trợ cho 681 hộ với số tiền là hơn 2 tỷ đồng; Giải ngân hỗ trợ cho 8 doanh nghiệp được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh với số tiền 1,4 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh cũng đã phê duyệt và chi hỗ trợ 68.097/76.469 người lao động tự do với số tiền trên 68 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 89%.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, đến nay có 02 chính sách đã triển khai nhưng chưa hỗ trợ cho người dân và người sử dụng lao động, vì lý do khách quan. Trong đó, chính sách hỗ trợ cho người sử dụng vay vốn ưu đãi để đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ người sử dụng lao động. Còn về chính sách hỗ trợ cho viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch, đến nay tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của 28 người. Tuy nhiên, toàn bộ 28 hồ sơ đều chưa đầy đủ theo quy định, nên đang đợi các đối tượng bổ sung. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị và chính quyền địa phương các cấp, dự kiến việc chi hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ hoàn thành trong tháng 10/2021.

Nhiều chính sách hỗ trợ mang tích đặc thù

Theo UBND tỉnh Bình Phước, ngoài việc hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn theo Nghị quyết 68  và Quyết định 23 của Thủ tướng, Quyết định số 1848 của UBND tỉnh. Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4,  Ủy Ban MTTQ tỉnh Bình Phước cũng đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện chương trình “Tương thân tương ái” để hỗ trợ kịp thời người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, chuowg trình đã vận động được trên 50 tỷ đồng.  Hỗ trợ 9.500 suất ăn, 3.333 phần quà đại đoàn kết, 4.000 túi an sinh, tổng giá trị 4,85 tỷ đồng cho người dân khó khăn đang ở trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Công đoàn phối hợp với các cấp ngành trong tỉnh đã vận động chủ nhà trọ giảm giá trọ được 2.820 phòng, với số tiền trên 1,3 tỷ đồng; Hỗ trợ chương trình “Sóng và Máy tính cho em” trên 26 tỷ đồng từ nguồn vận động; triển khai hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động với số tiền trên 8,4 tỷ đồng. Thời gian tới tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ cho người dân trên địa bàn. Dự kiến, sẽ có thêm khoảng 2025 trường hợp tiếp tục được hỗ trợ với kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, thời gian qua tỉnh còn triển khai hỗ trợ TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác 220 tấn lương thực, thực phẩm cùng 7.026 túi an sinh xã hội trị giá 16,4 tỷ đồng. Hỗ trợ kinh phí chống dịch cho TP.HCM 01 tỷ đồng; Đắk Nông 01 tỷ đồng; Tây Ninh 01 tỷ đồng và Bình Dương 300 triệu đồng. Bình Phước cũng đã hỗ trợ cho công dân của tỉnh còn ở lại TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, thực hiện Công điện số 1063/CĐ-TTg của Thủ tương Chính phủ, tỉnh Bình Phước đã triển khai hỗ trợ cho hơn 9.550 người là công dân của tỉnh đang làm việc tại TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với mức hỗ trợ 700.000 đồng – 1.000.000 đồng/người, tổng kinh phí là 6,7 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh.

 

Trương Đăng

TAG: Bình phước Nghyị quyết 68 của Chính phủ người lao động gặp khó khăn phòng chống dịch Covid -19
Tin khác
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5
TP.HCM: Hơn 2.600 lượt công nhân được vay vốn lãi suất ưu đãi từ CEP
Nghệ An: Chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động
TP.HCM: Các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tuyển hơn 1.500 vị trí việc làm
Hà Nội: Nhiều giải pháp đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động
Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La thăm và làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Lạng Sơn tích cực chuẩn bị triển khai Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần