Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Bình Dương: Trên 1.822 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
09:53 AM 16/10/2021
(LĐXH) – Mặc dù phải trải qua thời gian thực hiện phòng, chống dịch kéo dài, nhưng dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, sự nô lực, cố gắng và tỉnh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, đến nay, tỉnh Bình Dương đã cơ bản kểm soát được dịch bệnh cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
Đảm bảo an sinh xã hội
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị thực hiện quyết liệt các giải pháp; huy động tối đa các nguồn lực cùng với sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân nên công tác phòng, chống dịch đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 và trở về trạng thái bình thường mới. Tỉnh đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đến nay tỉnh đã chi gần 3,5 triệu lượt trường hợp với số tiền trên 1.822 tỷ đồng, đạt 99,36% kế hoạch.
Thực  hiện các hoạt động hỗ trợ theo chính sách của tỉnh, đếnn ay, Bình Dương đã hỗ trợ tiền thuê nhà 1.375.207 trường hợp lao động đang ở trọ với số tiền 412,562 tỷ đồng. Hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho 1.349.557 trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang ở trọ với số tiền 674,778 tỷ đồng. Tiến hành cấp gạo cho 1.662.801 người dân khó khăn với tổng số 12.804 tấn gạo, trong đó, gạo từ nguồn Cục Dự trữ Quốc gia là 11.325 tấn; từ UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ là 1.000 tấn; từ nguồn vận động của UBMTQ VN tỉnh và Sở Công Thương tỉnh vận động là 479 tấn, tỷ lệ đã cấp tới tay ngươi dân đạt 100%.
Người lao động tỉnh Bình Dương được nhận hỗ trợ trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương còn hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân thuộc 11 phường trên địa bàn thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên để thực hiện phòng chống dịch Covid-19 (mức 50.000 đồng/người/ ngày, thời hạn 15 ngày từ ngày 22/8/2021): đã hỗ trợ cho 835.000 người bằng lương thực thực phẩm, tổng kinh phí thực hiện là 626,25 tỷ đồng. Hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho cho 838.322 lượt người nghèo, cận nghèo và người dân đang ở trọ trong khu vực thực hiện tăng cường giãn cách thuộc 15 phường trên địa bàn thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên để thực hiện phòng chống dịch Covid-19 (mức 50.000 đồng/người/ ngày, thời hạn 10 ngày từ ngày 06/9/2021) với tổng kinh phí trên 419tỷ đồng. Tổ chức đưa hơn 10 nghìn lượt người có hoàn cảnh khó khăn từ 21 địa phương về nơi thường trú
Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp và người lao động
Tính đến ngày 15/10/2021, toàn tỉnh có 3.528 doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”, “3 xanh” (tỷ lệ khoảng 20% số DN có sử dụng từ 10 lao động trở lên) với tổng số lao động làm việc là 458.684 người (tỷ lệ 42,6 % số lao động cuối tháng 4/2021). So với số liệu cuối tháng 9/2021, số doanh nghiệp, đơn vị trở lại hoạt động tăng 504 doanh nghiệp với 205.864 người.
Để tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đi vào hoạt động (gồm doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình: 3 xanh, 03 tại chỗ, 03 tại chỗ chuyển sang 3 xanh và doanh nghiệp đăng ký theo mô hình 3 xanh): Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất triển khai thực hiện: doanh nghiệp sản xuất theo mô hình 3 xanh phải xây dựng phương án hoạt động kèm phương án phòng chống dịch gửi cho cơ quan chức năng rồi triển khai hoạt động, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện hậu kiểm; cho người lao động đang làm việc theo mô hình 3 tại chỗ được về nơi cư trú và trở lại làm việc vào ngày hôm sau khi đảm bảo quy định về phòng chống dịch: giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính, giấy đi đường (các giấy tờ này do doanh nghiệp cấp và tự chịu trách nhiệm);
Với cơ chế thông thoáng, thuận lợi về đăng ký phương án hoạt động sản xuất, về đi lại của người lao động, dự kiến trong thời gian tới, số doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt trên 90% (khoảng 16.000 doanh nghiệp với trên 1,1 triệu lao động sẽ trở lại làm việc). Dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong quý IV/2021 khoảng 40.000 lao động  để đáp ứng nhu cầu các đơn hàng đã ký kết và đơn hàng mới.
Trong những tháng cuối năm, Bình Dương sẽ tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh việc giải quyết các chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là các chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất và Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Đồng thời, tiến hành rà soát, nắm tình hình người dân, người lao động thật sự khó khăn, cần trợ giúp do ảnh hưởng dịch Covid-19 để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ bổ sung để ổn định cuộc sống (đang tham mưu UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ tiền nhà trọ cho đối tượng F0; chính sách hỗ trợ cho người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn).
Tỉnh cũng sẽ phối hợp các ngành, địa phương xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thu hút, đón người lao động ngoại tỉnh trở lại, đến Bình Dương làm việc (ưu tiên hỗ trợ đón người lao động.  Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động: tăng cường việc nắm bắt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để kết nối cung cầu lao động trong tỉnh: tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối thông qua các ứng dụng trực tuyến: zalo, web… cung cấp thông tin tuyển dụng đến cấp xã, phường; kết nối thông tin tuyển dụng lao động với các tỉnh thông qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, hệ thống Liên đoàn lao động tỉnh, các Hội, Đoàn thể để vận động người lao động về quê quay trở lại Bình Dương làm việc, thu hút người lao động mới đến làm việc.
Khánh Quyên
TIN LIÊN QUAN
TAG: bình Dương Covid-19 hỗ trợ người lao động Nghị quyết 68
Tin khác
Hơn 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
Quảng Ninh: Quan tâm tạo việc làm cho người lao động
Lạng Sơn: 3.500 lao động được giải quyết việc làm trong quý I/2024
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm