Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Bạc Liêu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 của Chính phủ
02:32 PM 25/10/2021
(LĐXH) – Thực hiện Nghị quyết số 68, Nghị quyết số 116/ của Chính phủ, Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ban hành các Kế hoạch số 100/KH-UBND, Quyết định số 310/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Kế hoạch số 154/KH-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chỉ đạo các Sở, ngành địa phương của tỉnh triển khai, thực hiện hỗ trợ người lao động gặp khó khan do dịch bệnh Covid – 19. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 68 đến người lao động trên địa bàn.

Tỉnh Bạc Liêu tập trung đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 của Chính phủ

Kết quả tính đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã cơ bản hoàn thành các nhóm hỗ trợ theo Nghị quyết 68. Cụ thể,  đã có 9/11 nhóm chính sách đã được phê duyệt, thực hiện hỗ trợ bao gồm các nhóm như: Nhóm giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến nay tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện giảm mức đóng cho 512 doanh nghiệp, đơn vị với 15.980 lao động, với số tiền giảm mức đóng 03 tháng là 1.251.000.000 đồng.

 Về nhóm hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, tính đến nay, Bạc Liêu đã chi hỗ trợ 115 lao động/849 lao động được phê duyệt (trong đó, đã chi hỗ trợ thêm cho 34/206 trẻ em, 01/14 người mang thai) với số tiền 461.650.000 đồng/2.666.180.000 đồng.

Tỉnh đã hỗ trợ người lao động ngừng việc, tính đến nay đã phê duyệt cho 37 lao động ngừng việc (trong đó: hỗ trợ thêm cho 22 trẻ em, 01 người mang thai) với số tiền 53.000.000 đồng; Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đã tiếp nhận 01 hồ sơ nhưng qua thẩm định không đủ điều kiện hỗ trợ; Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế. Tính đến nay toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 325 người/1.378 người được phê duyệt với tiền hỗ trợ là 431.600.000 đồng/2.010.910.000 đồng, số còn lại đang thực hiện chi hỗ trợ cho đối tượng. Các huyện, thị xã, thành phố đang tiếp tục triển khai, rà soát, phê duyệt, thực hiện hỗ trợ.

Tỉnh hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch. Tính đến nay đã thực hiện hỗ trợ cho 50/50 viên chức hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch với số tiền là 185.500.000 đồng.

Về hỗ trợ hộ kinh doanh: Toàn tỉnh đã chi hỗ trợ cho 2.173 hộ/3.566 hộ được phê duyệt với số tiền 6.519.000.000 đồng/10.698.000.000 đồng. Các huyện, thị xã còn lại đang tiến hành rà soát để thẩm định, phê duyệt hỗ trợ theo quy định. Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Đã thực hiện giải ngân xong cho 02 doanh nghiệp với số tiền 1.653.673.000 đồng để trả lương ngừng việc cho 528 lao động.

Về hỗ trợ lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác theo Quyết định số 310/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Tính đến nay toàn tỉnh  đã chi hỗ trợ cho 125.840 người/157.994 người trong danh sách được phê duyệt, với số tiền 206.649.150.000 đồng/261.616.350.000 đồng, đạt 79,65% so với số người được phê duyệt (Trong đó: Người bán vé xổ số là 3.439 người, số tiền hỗ trợ là 5.158.500.000 đồng; hỗ trợ thêm cho 16.899 trẻ em 572 người lao động mang thai với số tiền hỗ trợ là 17.471.000.000 đồng). Ngoài ra, các địa phương đang tiếp tục thẩm định hồ sơ, trình UBND cấp huyện phê duyệt để hoàn thành chính sách hỗ trợ này cho người lao động.

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu cho biết, tính đến thời điểm báo cáo, các nhóm chưa phát sinh hồ sơ gồm 2 nhóm (Nhóm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất) và  Nhóm hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).

Các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền, có văn bản hướng việc thực hiện các nhóm chính sách trên đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động trên địa bàn tỉnh. Hiện nay các đơn vị, địa phương trong quá trình xác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt đối tượng. Tuy nhiên, đến nay chưa phát sinh hồ sơ đề nghị hỗ trợ, nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các doanh nghiệp và người lao động không thỏa mãn các điều kiện theo chính sách quy định, dẫn đến các doanh nghiệp và người lao động không đề nghị hỗ trợ.

Bên cạnh đó, kết quả thực hiện Nghị quyết 116 và Quyết định số 28 của Thủ tướng tính đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã giảm đóng BHTN cho người sử dụng lao động: Số đơn vị được giảm đóng là 599 đơn vị, với tổng số lao động được giảm đóng là 21.357 người, với số tiền giảm đóng sơ bộ là 12.804.976.404 đồng. Bảo hiểm xã hội đã gửi danh sách Mẫu số 01 cho 588 đơn vị (với số lao động là 20712 người.

Cùng với đó, tỉnh đã tập trung hỗ trợ người nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ. Tính đến nay, toàn tỉnh đã chi hỗ trợ cho 42.465 hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 15 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo tỉnh và Quỹ Vì người nghèo - An sinh xã hội tỉnh; đồng thời, phối hợp với Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Nam Bộ kịp thời hỗ trợ 636.975 kg gạo đến các hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ có hoàn cảnh khó khăn.Ngoài ra, Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức vận động, hỗ trợ cho 18.417 hộ gặp khó khăn, số tiền trên 7 tỷ đồng.

Nhóm lao động tự do là một trong những đối tượng được tỉnh Bạc Liêu quan tâm và hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết 68 của Chính phủ


Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương bình và Xã hội tỉnh Bạc Liêu, đạt được kết quả trên là nhờ được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các ngành có liên quan trong suốt quá trình triển khai thực hiện.

Cùng với đó, Công tác thông tin, phổ biến chính sách, tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đến từng đối tượng đủ điều kiện nhận hỗ trợ được địa phương quan tâm và đẩy mạnh. Việc chi hỗ trợ cho đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được tích cực thực hiện, nhất là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của UBND tỉnh. Mặt khác, nhiều yêu cầu, kiến nghị của người lao động phản ánh đã được các cấp xem xét, giải quyết, giải thích, trả lời kịp thời, đúng quy định.

Song song đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức thực hiện giám sát việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó đã kịp thời trao đổi, góp ý các địa phương thực hiện kịp thời, đúng chính sách này cho đối tượng thụ hưởng theo quy định; gặp gỡ trực tiếp người dân, người lao động để nắm thông tin về việc được hỗ trợ và ý kiến phản ánh, yêu cầu, thắc mắc của người dân, người lao động qua đó giải thích, ghi nhận các ý kiến.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 68 và các quyết định trên còn một số khó khăn, hạn chế như: Việc triển khai thực hiện, rà soát các nhóm đối tượng hỗ trợ được tích cực thực hiện nhưng do áp dụng các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, vừa phải giám sát cách ly và rà soát nắm các nhóm đối tượng, nhất là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ hỗ trợ cho người lao động.

 Việc cập nhật danh sách đối tượng hỗ trợ COVID-19 lên Phần mềm hỗ trợ COVID-19 còn một số địa phương thực hiện cập nhật bị trùng số CMND hoặc số căn cước công dân của người được hỗ trợ và một số lỗi kỹ thuật trong nhập tin, do khối lượng công việc của công chức làm công tác này tại xã, phường, thị trấn nhiều nên dẫn đến một số hạn chế trong nhập tin.

Công tác xác lập hồ sơ cho người lao động ngoài tỉnh gặp khó khăn (phải có giấy xác nhận nơi làm việc của người lao động hoặc nơi tạm trú thuộc địa bàn phong tỏa, nhóm lao động tự do cần có xác nhận chưa được giải quyết hỗ trợ tại nơi tạm trú…) do còn thời điểm thực hiện giãn cách xã hội nên người lao động không đi xác nhận được, từ đó chưa giải quyết hỗ trợ kịp thời nên có tình trạng thắc mắc yêu cầu.

Ngoài ra, việc phân bổ kinh phí cho việc chi hỗ trợ còn chậm, ảnh hưởng đến việc chi hỗ cho đối tượng thụ hưởng tại các địa phương nên đôi lúc người dân so bì, phản ánh. Kinh phí của tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân, người lao động, hộ kinh doanh và một số đối tượng đặc thù khác của tỉnh từng lúc chưa kịp thời.

Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu xác định một trong những giải pháp trọng tâm hiện nay là tập trun đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách cụ thể quy định tại Nghị quyết số 68,  Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh đến người lao động, người sử dụng lao động nắm, thực hiện đề nghị hỗ trợ theo quy định. Đồng thời,  tổ chức thông tin, tuyên truyền, triển khai thực hiện Kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 116 của Chính phủ, Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến người sử dụng lao động và người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện chi hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp động lao động và nhập tin vào Phần mềm hỗ COVID-19. Đồng thời,  theo dõi, nắm tình hình phản ánh của doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, để tiếp tục tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh và người lao động quay trở lại làm việc sau khi tình hình dịch bệnh ổn định.

Tỉnh Bạc Liêu cũng kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, bổ sung thêm kinh phí cho tỉnh ngoài kinh phí được quy định tại điểm d khoản 2 mục I Nghị quyết số 68/NQ-CP để tỉnh Bạc Liêu thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác của tỉnh vì hiện tại đối tượng này của tỉnh chiếm số lượng khá lớn trong khi đó ngân sách tỉnh không đảm bảo.

Hoàng Cảnh

 

 

TAG: Bạc liêu hỗ trợ lao động tự do Nghị quyết 68 của Chính phủ phòng chống dịch Covid - 19 bao
Tin khác
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5
TP.HCM: Hơn 2.600 lượt công nhân được vay vốn lãi suất ưu đãi từ CEP
Nghệ An: Chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động
TP.HCM: Các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tuyển hơn 1.500 vị trí việc làm
Hà Nội: Nhiều giải pháp đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động
Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La thăm và làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Lạng Sơn tích cực chuẩn bị triển khai Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần