An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Bắc Kạn hỗ trợ 186 hộ kinh doanh gặp khó khăn do COVID-19
11:06 AM 24/05/2021
(LĐXH)- Thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn, đến nay tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ 186 hộ kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 với số tiền trên 200 triệu đồng.
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Kạn, tính đến hết ngày 15/4/2021, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 114.797 người với kinh phí hơn 95 tỷ đồng, cụ thể gồm: 2.396 người có công và thân nhân, số tiền hỗ trợ 3,63 tỷ đồng; 172 đối tượng là vợ, chồng liệt sĩ tái giá, kinh phí 221 triệu đồng; 8.420 đối tượng bảo trợ xã hội, số tiền 12,243 tỷ đồng; đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là 24.622 hộ với 101.157 người, kinh phí 75.866.850.000 đồng.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ gạo cho người lao động gặp khó khăn do COVID-19

Nhóm người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm cho 2.032 người, số tiền là 2,092 tỷ đồng; hỗ trợ 186 hộ kinh doanh, kinh phí 203 triệu đồng; 18 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cho với số tiền 26 triệu đồng đồng.
Tỉnh hỗ trợ 397 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, số tiền 745,2 triệu đồng. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: có 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn) có hồ sơ đề nghị và được BHXH tỉnh quyết định tạm dừng đóng đến tháng 12/2020. Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động gồm 04 đơn vị đã được giải ngân cho 19 lao động với số tiền 92 triệu đồng (hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh vẫn đang tiếp tục triển khai cho vay đối với người sử dụng lao động).
Ông Đinh Văn Hiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn cho biết: Cùng với tìm nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn như thương thảo với các ngân hàng về cơ cấu lại nợ cũ, cho vay khoản mới, giảm lãi suất; trao đổi, kiến nghị với các cơ quan, các sở ngành của tỉnh để triển khai, vận dụng chính sách hỗ trợ, để có thêm điều kiện duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, Công ty còn chỉ đạo Công đoàn công ty quan tâm, hỗ trợ người lao động bằng những việc làm thiết thực, giúp người lao động vượt qua khó khăn, gắn bó với doanh nghiệp. Đây cũng chính là việc làm thể hiện rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Công nhân Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn nhận gạo hỗ trợ

Theo đánh giá, đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm vào cuộc quyết liệt  của cấp ủy, chính quyền các cấp chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COCID-19 trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chỉ trong thời gian rất ngắn, các đối tượng chính sách người có công với cách mạng và thân nhân, đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đã nhận được tiền hỗ trợ, không để xảy ra sai xót, trùng lặp đối tượng và trục lợi từ tiền hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh đó, cán bộ, công chức các cấp, nhất là cấp cơ sở đã nêu cao tinh thần trách nhiệm làm việc cả những ngày nghỉ lễ, Tết để đảm bảo người dân có thể nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước nhanh nhất có thể. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện cho người lao động bị mất việc làm bớt đi phần nào khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện  vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại địa phương. Thời gian tổ chức triển khai việc rà soát, lập danh sách hỗ trợ người dân  gặp khó khăn gấp, trùng vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 nên cũng ảnh hưởng tới tâm lý của cán bộ cấp cơ sở khi triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ chưa được các địa phương, đơn vị thực sự chú trọng, vẫn còn xảy ra việc người dân thắc mắc về đối tượng được  thụ hưởng chính sách hỗ trợ.
Ngoài ra, một số địa phương, đơn vị ở Bắc Kạn còn lúng túng trong việc xác định đối tượng hỗ trợ nhất là nhóm đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm. Việc rà soát đối tượng, lập danh sách thẩm định và ban hành quyết định hỗ trợ chậm, ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ hỗ trợ theo kế hoạch. Việc thẩm định doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính hợp pháp khác để trả lương cho người lao động còn gặp khó khăn do không có quy định cụ thể cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định...
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Kạn mong muốn Chính phủ tiếp tục cho kéo dài thời gian thực hiện hỗ trợ cho người dân thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg. Đồng thời, bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra.
Chí Tâm


TAG: bắc Kạn Hỗ Trợ người dân người lao động hộ kinh doanh khó khăn dịch Bệnh Covid-19 gói 62 nghìn tỷ đồng
Tin khác
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em