Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Bắc Giang: Thúc đẩy bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
03:23 PM 25/11/2020
(LĐXH) - Những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Góp phần từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
Đến nay, tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội các cấp là 20,3%; Tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là 11,4%; Tỷ lệ cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có từ 30% nữ trở lên có cán bộ chủ chốt là nữ là 51%; Tỷ lệ cán bộ nữ là trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương cấp huyện, tỉnh là 42%; Một số cơ quan, đơn vị, địa phương trước đây chưa có người đứng đầu là nữ nay đã được kiện toàn; nhiều Sở, ngành có cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo cấp phó ngành.
Trong giai đoạn năm 2011-2020, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 148.666 lao động, trong đó có 82.150 lao động nữ; Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng tăng nhanh, từ 157.270 lao động vào năm 2016, đến 2020 ước tăng lên 257.000 lao động; Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 3,5% trong năm 2016 xuống còn 3,1% vào năm 2020.
Tuyên dương các gương điển hình tiên tiến của phụ nữ tỉnh Bắc Giang tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến
trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2015-2020

Công tác giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ được chú trọng. Với việc thường xuyên cử cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn, trình độ quản lý. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên về mọi mặt. Đội ngũ nữ nhà giáo luôn phấn đấu thực hiện các tiêu chí người phụ nữ ngành giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo thụ hưởng các dịch vụ văn hóa- thông tin cho phụ nữ và trẻ được triển khai đồng bộ và đa dạng. Góp phần chăm sóc tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em.
Đặc biệt, thời gian qua, việc lồng ghép phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện BĐG trong gia đình cũng có những bước tiến đáng kể. Các hoạt động thực hiện BĐG trong gia đình được tổ chức rộng khắp từ cơ quan, đơn vị đến các địa phương trong toàn tỉnh với hình thức đa dạng, phong phú, như: Hội thảo "Truyền thông và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bạo lực gia đình"; xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; các phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Diễn đàn “Mẹ và con gái”; sinh hoạt chuyên đề với chủ đề “Là phụ nữ tôi chọn sống chủ động”, “Kỹ năng nuôi dạy con thời hiện đại”… Toàn tỉnh cũng thực hiện hiệu quả hơn một trăm mô hình dịch vụ gia đình. Một số mô hình thu hút sự tham gia của đông đảo chị em phụ nữ như: Phụ nữ làm kinh tế giỏi; mô hình dịch vụ gia đình; ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; nhóm tư vấn cộng đồng; địa chỉ tin cậy; nhà tạm lánh... đã giúp phụ nữ tự tin, hiểu biết, phòng tránh các tệ nạn xã hội, phát triển khả năng tương đồng với nam giới.
Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động 1.054 câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, gia đình phát triển bền vững; 01 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình theo chuẩn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Mô hình Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh và Mô hình CLB Hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam; 608 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 516 đường dây nóng, góp phần phát hiện, giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình và chủ động phát hiện, tư vấn cho người gây bạo lực gia đình.100% các hộ gia đình ở địa phương có CLB được tuyên truyền, học tập Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Nam, nữ thanh niên địa phương được tập huấn, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình trước khi kết hôn… Theo thống kê, số vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2019, toàn tỉnh có 58 vụ bạo lực gia đình, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (chiếm 75%). Đến nay, có ít nhất 50% nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện và được tư vấn tâm lý, pháp lý cũng như hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe; 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác BĐG; Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về BĐG trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; Tăng cường xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động về BĐG. Trong đó, ưu tiên cho những ngành, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có bất BĐG hoặc có nguy cơ cao về bất BĐG… Phấn đấu đến năm 2030, 100% các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm trên 50% cho mỗi giới; Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt trên 35%; Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 100%; Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 70%; Tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt trên 50%; Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái; Trên 70% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về tâm lý, pháp lý, được hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình; 100% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng.../.
Minh Cảnh
TAG: Bắc giang bình đẳng giới bạo lực trên cơ sở giới
Tin khác
Nghệ An: Quan tâm chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Sóc Trăng: Thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Ninh Bình: Huy động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo bền vững
 Sở LĐ-TB&XH TP.HCM gặp gỡ đối thoại với cán bộ, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể
Lạng Sơn: Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Bảo hiểm xã hội TP.HCM chuyển trụ sở làm việc về quận 7
Tín dụng chính sách - Điểm tựa cho thanh niên lập thân, lập nghiệp
 Nữ Bí thư Chi đoàn tận tâm với hoạt động tín dụng chính sách
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và giám sát đánh giá