Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
An Giang hỗ trợ gần 21 tỷ đồng cho người bán vé số lưu động
03:46 PM 02/08/2021
(LĐXH)- Tính đến nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh xem xét quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 13.978 người bán vé số lưu động tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố với kinh phí thực hiện là 20,967 tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến cuối tháng 7, tỉnh An Giang có 13.978 người bán vé số lưu động được xem xét đề nghị hỗ trợ với tổng kinh phí gần 21 tỷ đồng.
Đến nay, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 03 địa phương với tổng số là 2770 người, kính phí hỗ trợ 4,155 tỷ đồng. Cụ thể, gồm: thành phố Châu Đốc 653 người, số tiền 979,5 triệu đồng; huyện Tịnh Biên 706 người, kinh phí 1,059 tỷ đồng; thị xã Tân Châu 1.411 người, số tiền hơn 2,116 tỷ đồng.

Tỉnh An Giang đã có 13.978 người bán vé số lưu động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Hiện tại, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang đã trình và chờ UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 09 địa phương còn lại với tổng số 11.208 người, kinh phí hỗ trợ là 16,812 tỷ đồng. Cụ thể, gồm: thành phố Long Xuyên 2.085 người, số tiền hơn 3,127 tỷ đồng; huyện Châu Thành 1.000 người, kinh phí 1,5 tỷ đồng; huyện Châu Phú 1.289 người, số tiền trên 1,933 tỷ đồng; huyện Thoại Sơn 1.138 người, kinh phí 1,707 tỷ đồng; huyện Tri Tôn 784 người, số tiền 1,176 tỷ đồng; huyện Chợ Mới 2.245 người, với kinh phí hỗ trợ hơn 3,367 tỷ đồng; huyện An Phú 1.078 người, số tiền 1,617 tỷ đồng; huyện Phú Tân 1.589 người, với kinh phí hỗ trợ hơn 2,383 tỷ đồng.
Về kết quả hỗ trợ nhóm đối tượng là người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, theo báo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang, tỉnh đã tiếp nhận 01 hồ sơ của Công ty Vận tải An Giang với 44 lao động (trong đó có 05 lao động nữ đang nuôi con dưới 06 tuổi), dự kiến tổng số tiền hỗ trợ ước tính 147,835 triệu đồng.
Tính đến ngày 30/7/2021, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đã giải ngân cho Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (87 lao động) trên 454 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Vân Việt Long (4 lao động) trên 41 triệu đồng. Dự kiến, trong tháng 8/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho hơn10 doanh nghiệp (khoảng 1.000 lao động) với số tiền giải ngân từ 5 - 7 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh, An Giang có 1.445 đơn vị doanh nghiệp với 59.581 lao động được giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tương đương với số tiền tạm tính hơn 18 tỷ đồng (giảm mức đóng 12 tháng, từ ngày 1/7/2021 đến 30/6/2022).
Để hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh An Giang đã có 100% huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện mô hình “cửa hàng 0 đồng”, “chuyến xe 0 đồng” và “quầy hàng 0 đồng” với 146 địa điểm ở xã, phường, trị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các của hàng, quầy hàng tập trung chủ yếu những mặt hàng thiết yếu như: gạo, mì gói, rau, củ quả, nước tương, bột ngọt, dầu ăn, hột gà, hột vịt, khẩu trang, quần áo…
Đến nay, đã hỗ trợ trên 76.388 lượt hộ dân, với giá trị trên 9,711 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã đã hỗ trợ cho trên 68.545 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn… với tổng số hơn 47,149 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hàng hóa quy ra tiền). Qua đó đã góp phần giúp các hộ dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

59.581 lao động ở An Giang được giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Ngoài việc hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, UBND tỉnh An Giang cũng đã thống nhất và ủng hộ việc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang triển khai chương trình hỗ trợ nông dân tiêu thụ một số sản phẩm nông sản như: bắp, thanh long ruột đỏ, dưa leo, sả cây… để giúp nông dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19…
Riêng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang (tính từ ngày 26 - 30/7/2021), đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ 100 thùng mỳ tại Cở sở Điều trị cai nghiện ma túy tỉnh; đồng thời, vận động UBND huyện Tri Tôn hỗ trợ 100 thùng mỳ cho viên chức, người lao động đang công tác tại cơ sở; vận động doanh nghiệp Siêu thị Tứ Sơn hỗ trợ 300 hộp sữa cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Có thể thấy, để đạt được những kết quả nêu trên, ngay sau khi có Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, UBND tỉnh An Giang đã kịp thời ban hành kế hoạch triển khai gói hỗ trợ. Hệ thống chính trị trong tỉnh, nhất là các địa phương đã và đang khẩn trương vào cuộc phối hợp rà soát, lập danh sách để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình UBND tỉnh phê duyệt để chi hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.
Đặc biệt, đối với lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác, để đảm bảo chính xác, không bỏ sót, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang đã phối hợp Sở Tài chính, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ, trình UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, đối với nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các trường hợp khó khăn khác ngoài gói hỗ trợ, cùng với nhiều cách làm hay từ các địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang phối hợp vận động các nguồn lực xã hội hóa để kịp thời hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm đến người dân.

Chí Tâm

TAG: An GIang Triển Khai thực hiện Chính Sách Hỗ Trợ người lao động người sử dụng lao động bán vé số lao động NGhị quyết 68/NQ-CP quyết định 23/2021/QĐ-TTg bao
Tin khác
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm
Lào Cai: Gần 5.000 lao động được giải quyết việc làm trong 3 tháng đầu năm
Đồng Tháp: Gần 5.200 lao động được giải quyết việc làm
“Những bức chân dung từ lụa vụn”: Chung tay “xây nhà mới” cho người khuyết tật làm việc tại Vụn Art
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động