Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
An Giang: Ghi nhận kết quả trong công tác đào tạo nghề
12:15 PM 29/01/2021
Năm 2020, ngành Lao động- TBXH tỉnh An Giang đã tích cực phối hợp với các ngành, các cấp quan tâm đẩy mạnh công tác chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng nguồn lực lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Chủ động tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đào tạo nghề. Tổ chức hội nghị tổng kết đề án sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng sắp xếp giai đoạn 2021 - 2025; Tổng kết 10 năm Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Tham mưu UBND tỉnh cho phép thành lập Trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn - Phân hiệu An Giang; cấp phép hoạt động GDNN cho Công ty TNHH giải pháp khoa học và công nghệ Nam Việt - chi nhánh An Giang. Tính đến nay, toàn tỉnh có 33 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 02 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 10 trung tâm GDNN và 16 cơ sở khác tham gia đào tạo nghề.
Tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác đào tạo nghề
Tham mưu phân bổ kinh phí Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” thuộc CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động cho Trường Cao đẳng nghề, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú; kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc CTMTQG XD Nông thôn mới cho các địa phương triển khai thực hiện. Triển khai tập huấn công tác đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác dạy nghề, việc làm; truyền thông, tuyên truyền về chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, quảng bá, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp và kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho các nhà giáo, người dạy nghề.
Phối hợp tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động. Tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Hội diễn văn nghệ HSSV; tổ chức đoàn tham dự Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ XI, Lễ Tuyên dương HSSV giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2020. Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động giáo dục nghề nghiệp...
Với các biện pháp triển khai tích cực, năm 2020 toàn tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề. Tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp khoảng 30.353 người, đạt tỷ lệ 121,4% kế hoạch năm, trong đó: trình độ cao đẳng: 1.035 SV; trình độ trung cấp 2.328 HS; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 26.990 HV. Bên cạnh đó, có 26.000 HV, HS, SV tốt nghiệp, số học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm 19.500 người, đạt tỷ lệ 75%. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 60% 62,5% năm 2019 lên 65% năm 2020, đạt chỉ tiêu nghị quyết HĐND tỉnh đề ra.
Kế hoạch năm 2020, Ngành sẽ tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp khoảng 20.000 người, trong đó lao động nữ chiếm ít nhất 41,5% so với tổng số tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp. HSSV tốt nghiệp khoảng 15.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến đạt 66,5%. Tiếp tục triển khai, thực hiện các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung đổi mới, nâng chất lượng GDNN, gắn đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Triển khai thực hiện tốt và kịp thời các chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ dạy nghề theo đơn đặt hàng của người sử dụng lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động.
Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh nhằm từng bước thay đổi nhận thức của tầng lớp nhân dân và giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện của gia đình, góp phần nâng cao tỷ lệ tuyển sinh nghề nghiệp của tỉnh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội thi, kỳ thi thuộc lĩnh vực GDNN cấp tỉnh và tham dự hội thi cấp toàn quốc như: hội thi thiết bị đào tạo tự làm, kỳ thi tay nghề, hội diễn văn nghệ, hội thao,…  nhằm tạo điều kiện cho CBGV, HSSV giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, năng cao tay nghề và phát triển năng khiếu bản thân.
Tiếp tục sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN; bộ máy tổ chức sắp xếp tinh gọn, năng động, hiệu quả, chú trọng quản lý chất lượng và đề cao tính tự chủ của cơ sở, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo được đưa vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao; đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; phổ cập nghề, đào tạo thường xuyên cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Rà soát, củng cố, bồi dưỡng nâng cao nâng trình độ, năng lực cho  đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên GDNN đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; tạo điều kiện nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo cho cán bộ quản lý và giáo viên; tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, lựa chọn tham dự hội giảng cấp quốc gia theo định kỳ; thường xuyên cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, xã hội và thị trường lao động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đào tạo đã đề ra; tình hình quản lý và sử dụng kinh phí đầu tư để nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN./.
Thu Hằng
TAG: dạy Nghề Nhân Lực Đào Tạo
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: 45 doanh nghiệp và cơ sở đào tạo tham gia Sàn giao dịch việc làm ngành du lịch
Đề xuất tăng mức lương tối thiểu lên 6% từ ngày 01/7/2024
Hà Nội: Hỗ trợ 2000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động