Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Hội thảo tham vấn Dự thảo Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới
11:49 PM 16/08/2022
(LĐXH) – Ngày 16/8/2022, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tham vấn Dự thảo Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới. Theo đánh giá, công tác thực thi pháp luật về bình đẳng giới đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, vị thế của phụ nữ ngày càng được nâng cao trong gia đình và ngoài xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy vai trò của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Tham dự hội thảo, có Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Lê Khánh Lương; Bà Elisa Fernandez Saez, Trưởng Đại diện UN Woman tại Việt Nam; Bà Majdie Horden, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Úc tại Việt Nam.
 Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Lê Khánh Lương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Lê Khánh Lương cho biết: ”Kết quả triển khai công tác bình đẳng giới đã có bước tiến bộ đáng ghi nhận, góp phần rút gắn khoảng cách giới, nâng cao vị thế vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tạo điều kiện phụ nữ và nam giới tham gia thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị…Tuy đã đạt được tiến bộ, nhưng việc thực hiện Luật Bình đẳng giới vẫn còn những tồn tại, vướng mắc và bất cập từ các bộ luật quy định. Từ đó, bộ luật quy định cần được bổ sung nhằm đảm bảo tính khả khi đồng bộ với hệ thống luật pháp trong nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bình đẳng giới…”
Sau 15 năm thi hành, Luật Bình đẳng giới 2006 đã góp phần tăng cường nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan chức năng và xã hội về bình đằng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong quản lý Nhà nước và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Dù có nhiều tiến bộ về thu hẹp khoảng cách giới, nhưng trong một số lĩnh vực như lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, phụ nữ vẫn gặp nhiều rào cản. Trong đó, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm 28% nhưng phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nhóm phụ nữ yếu thế, chịu bất lợi đa tầng như phụ nữ dân tộc thiểu số, khuyết tật, nông thôn đơn thân, phụ nữ di cư yếu thế hơn khi tham gia thị trường lao động và dễ bị tổn thương. Công việc chăm sóc không được trả lương và việc nhà phần lớn nam giới sẽ không chia sẻ với phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ phần lớn là nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình. Mất cân bằng giới khi sinh cũng là vấn đề nghiêm trọng, phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới, chưa có giải pháp hiệu quả. Cùng với đó, thực tế vẫn còn những hạn chế về lồng ghép giới vào các chính sách an sinh xã hội.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện UN Women phát biểu tại Hội thảo
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện UN Women cho biết: “Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thực hiện tốt bình đẳng giới. Về tổng thể, nhận thức của các cơ quan, ban ngành và mọi người dân về lĩnh vực bình đẳng giới đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ tham chính tăng lên của phụ nữ, về nhận thức quyền và xu hướng gia tăng vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế, sinh hoạt cộng đồng và gia đình ở thành thị, nông thôn”.
Ông Nguyễn Chí Dũng Thành viên nhóm Chuyên gia về lĩnh vực Bình đẳng giới chia sẻ tại hội thảo
Ông Nguyễn Chí Dũng, thành viên Nhóm Chuyên gia về lĩnh vực bình đẳng giới cho rằng: “Nhìn chung, Nhà nước đóng vai trò đầu tàu, quyết định khung của pháp luật cũng như là thủ tục để bảo vệ quyền lợi của những nhóm yếu thế. Hiện nay đã có những mô hình bảo vệ quyền lợi đối với phụ nữ. Ví dụ như mô hình điện thoại nóng tư vấn hiện nay, hay các dịch vụ xã hội đang được triển khai trong việc tư vấn cho người dân và con cái đối tượng đang gặp các vấn đề phân biệt đối xử về giới thực sự đang rất tốt và có ý nghĩa, nhưng các dịch vụ đó đều ở dưới dạng mô hình và chúng tôi mong muốn là cái mô hình đó được đưa vào pháp luật”.
Phó Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới Trần Bích Loan phát biểu chia sẻ tại hội thảo
Nhìn chung, sau 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực và được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thực hiện tốt bình đẳng giới. Nhìn tổng thể, nhận thức về vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế, sinh hoạt cộng đồng và gia đình ở thành thị và nông thôn được cải thiện, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 26% nữ Đại biểu Quốc hội và gần 30% nữ tham gia Hội đồng Nhân dân các cấp là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam./.

PV
TAG: BDG khoảng cách giới phụ Nữ nhóm yếu thế
Tin khác
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024